Rước bệnh từ nước giải khát đóng túi giá rẻ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Mùa nắng nóng đang đến gần cộng với khí hậu oi bức gây khó chịu, khiến nhiều người tìm đến các loại đồ uống được bày bán trên vỉa hè, lòng đường để giải nhiệt. Không khó để tìm ra nước giải khát bình dân, giá rẻ trên từng góc phố trong những ngày chớm hè như hiện nay.

Cứ cách vài trăm mét lại có một quán nước “di động” bày bán ngay trên vỉa hè, lòng đường. Nhiều nhất là trước các công ty, xí nghiệp, trường học, chợ sinh viên vì phù hợp với túi tiền của “thượng đế”. Mỗi túi nước giải khát vỉa hè có giá từ 5 đến 10 ngàn, tùy loại và tùy địa điểm được bày bán.

Quan sát “đại bản doanh” của một vài chủ quán nước ở chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chúng tôi thấy một túi bóng đựng đầy chai nhựa trắng, không nhãn mác dùng để chứa nước bán cho khách hàng. Nước uống được chủ quầy chuẩn bị sẵn ở nhà, đựng trong thùng nhựa hoặc được đóng sẵn trong các túi nilon với màu sắc lòe loẹt, bắt mắt để thu hút người tiêu dùng.

Khi được hỏi, các chủ hàng đều giới thiệu đây là các loại nước chanh leo, nước cốt dừa, sữa đậu,... được đóng trong túi nilon, cắm sẵn ống hút để tiện sử dụng. Ngoài quảng cáo về sự tiện dụng, các chủ hàng còn cam đoan tất cả những túi nước này đều được pha chế từ các loại hoa quả tươi, đảm bảo chất lượng (?!). Khi chúng tôi hỏi một chị chủ quầy về cách chế biến, chị tỏ vẻ cảnh giác: “Mỗi người có cách pha chế riêng, miễn sao khách hàng thấy hợp khẩu vị, ngon thì ủng hộ mình thôi”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các túi nước giá rẻ này đều được pha chế với nguyên liệu và công thức chủ yếu là: đường hóa học, nước và chất tạo màu. Những nguyên liệu này có thể mua ở các điểm bán phụ gia thực phẩm ở chợ và hầu hết là không nguồn gốc. Không những thế, chỉ cần bỏ ra một số vốn vài chục nghìn là có thể chế biến được vài thùng để bán. Có thể nói, vì lợi nhuận cao nên người bán không mấy quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Dù đã có rất nhiều cảnh báo về mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán giải khát vỉa hè, nhưng loại nước này vẫn hấp dẫn khách hàng. Ngọc Anh, sinh viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội chia sẻ: “Ra chợ mua đồ ngày nắng nóng thì một bịch nước hoa quả là biện pháp giải nhiệt hữu hiệu nhất, giá lại rẻ nữa. Vậy nên sinh viên tụi em ra đến đây thường chọn loại nước uống này làm đồ giải khát”.

Theo các chuyên gia y tế, nước giải khát vỉa hè, ngoài chợ không công bố chất lượng nên tùy vào cái tâm của người bán. Họ cho chất gì chỉ có họ mới biết, hiện có hàng chục chất phụ gia, hương liệu gọi là chất giả tạo thay chất tự nhiên để tạo nên các loại nước giải khát tràn ngập thị trường với giá rẻ, dễ pha chế nên bán rất chạy.

Tuy nhiên, những chất phụ gia này hầu như không được kiểm soát. Ngoài việc dùng hóa chất độc hại hòa với nước tạo ra nước giải khát, nhiều loại đường hóa học ngoài danh mục có thể cũng được dùng vào chế biến nên nguy cơ gây bệnh là khó tránh khỏi.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...