Quyết tâm không để dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam

Quyết tâm không để dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam
(PLO) - Sáng nay (3/6), tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp khẩn cấp Văn phòng Đáp ứng tình huống khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC), Bộ Y tế nhằm đáp ứng ngăn chặn bệnh MERS - CoV xâm nhập vào Việt Nam. 
Theo thông tin mới nhận được, tính đến ngày 03/06/2015, đã có 1.174 ca mắc, 442 cả tử vong tại 26 quốc gia trên thế giới chủ yếu tại vùng Trung Đông. Trong đó tại Hàn Quốc ghi nhận 30 trường hợp mắc và 02 trường hợp tử vong. 
Tại cuộc họp các đại biểu và các chuyên gia đến từ WHO, CDC đã có những phân tích, đánh giá nguy cơ dựa trên tình hình dịch bệnh MERS-CoV trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại, đặc biệt tại các quốc gia châu Á (Hàn Quốc) và đưa ra các giải pháp phòng chống dịch, quyết tâm không để dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam. 
Theo đại diện của tổ chức y tế thế giới WHO và Trung tâm Phòng chống – kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bệnh MERS – CoV diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại Hàn Quốc trong thời gian gần đây. 
Tuy nhiên chưa có bất kể một bằng chứng nào, chứng minh về sự lây nhiễm giữa người với người. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu là do lây nhiễm trong môi trường bệnh viện. Bên cạnh đó bệnh MERS – CoV lại diễn biến phức tạp, thời gian ủ bệnh tới 14 ngày nên rất khó cho việc phát hiện sớm. 
Theo các chuyên gia của WHO và CDC, Việt Nam cần tăng cường các công tác truyền thông tới người dân để người dân có thể chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh này. Các chuyên gia cũng nhận định là rất khó có thể tiên đoán là bệnh có vào Việt Nam hay không, tuy vậy Việt Nam cần tuyên truyền cho nhân viên y tế tự phòng vệ cho mình. 
Sau khi lắng nghe những chia sẻ của WHO và CDC, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị: Cục Y tế dự phòng, Cục Khám chữa bệnh phải tăng cường các công tác tuyên truyền và thực hành giám sát cho các nhân viên y tế; Tổ chức tập huấn, diễn tập các tình huống và phương pháp xử lý khi có trường hợp xấu xảy ra phải đảm bảo công tác chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện, và trong môi trường khám chữa bệnh. 
Thực hành dự phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế, nếu có trường hợp sốt do đi từ vùng có dịch về phải có khu vực riêng để người đó di chuyển, tránh để trường hợp người bệnh đi qua các khu vực khám chữa bệnh đông người. 
Tập huấn cho các cán bộ cũng như nhân viên y tế tăng cường đưa các khuyến cáo tới người dân, để người dân cùng hợp tác; Viện Vệ sinh dịch tễ  Trung ương Bộ Y tế: cần chuẩn bị và hướng dẫn xét nghiệm với các trường hợp sốt khi đi từ vùng có dịch về.
Để chủ động phát hiện sớm, cách ly, điều trị và ngăn chặn bệnh dịch lan rộng, hôm qua Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ Ngành thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc thực hiện ngay một số nội dung: 
Tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh; Áp dụng các biện pháp bắt buộc về phòng ngừa chuẩn và giọt bắn cho nhân viên y tế có tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường quy…;
Tổ chức tập huấn lại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) đã được ban hành cho các đơn vị liên quan và thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn chẩn đoán trên.
Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khủ khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh; Thực hiện tốt theo quy định việc thu dung, cách ly, điều trị các ca bệnh MERS-CoV, hạn chế lây lan và tử vong.../.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.