Quảng Ngãi phát hiện 20 ca mắc bạch hầu, tập trung phòng chống dịch

Quảng Ngãi phát hiện 20 ca mắc bạch hầu, tập trung phòng chống dịch
(PLVN) - Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, tính đến chiều 23/10 đã có 20 ca nhiễm bạch hầu được phát hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 

Các ca bạch hầu tập trung tại 7 xã của huyện Ba Tơ đó là: xã Ba Trang 8 ca, xã Ba Khâm 4 ca, Ba Lế, Ba Xa, Ba Ngạc mỗi xã có 2 ca; Ba Điền, Ba Vì mỗi xã có 1 ca. Hiện 20 trường hợp này được cách ly, theo dõi, điều trị tại các Bệnh viện trong và ngoài tỉnh.

Theo Sở Y tế Quảng Ngãi, tất các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bạch hầu trên đều được cách ly, theo dõi. Ngành Y tế cũng đã tiến hành khoanh vùng, phun hóa chất xử lý môi trường ở tất cả khu vực có ổ bệnh; điều trị dự phòng bằng uống kháng sinh cho trên 1.160 trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân. Tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván cho trên 3.600 người có độ tuổi từ 49 tháng đến 40 tuổi; đồng thời rà soát, tiêm vắc xin cho trẻ từ 18 tháng đến 4 tuổi tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu tại các xã có ổ dịch. Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã mua 74.000 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu và thời gian tới sẽ triển khai tiêm cho người dân toàn huyện Ba Tơ và tại một số địa phương có nguy cơ cao. 

Phun thuốc khử khuẩn tại nhà các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu
 Phun thuốc khử khuẩn tại nhà các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Trước tình hình trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ. Bà Hương cho biết, ngành y tế đã triển khai tiêm phòng toàn dân tại hai xã Ba Xa, Ba Vì cho người dân độ tuổi từ 49 tháng đến 40 tuổi. Đồng thời, tiếp tục khám sàng lọc, bố trí khu cách ly để điều trị nếu phát hiện bệnh. “Đối với những trường hợp ca bệnh mới nếu nhẹ thì chúng tôi sẽ điều trị tại chỗ. Những bệnh nhân nặng, độc tố nhiều thì chuyển về bệnh viện tuyến tỉnh. Chúng tôi bố trí khu cách ly, điều trị tại trung tâm y tế huyện, nếu bệnh nhiều sẽ chuyển sang Trạm y tế xã Ba Chùa cũ để không lây lan diện rộng”.

“Khi phát hiện những ca bệnh bạch hầu trên địa bàn, chúng tôi đã cho học sinh tạm nghỉ học để theo dõi và phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trường nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng”. Ông Phạm Xuân Vinh – Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết thêm.

Một số điểm trường trên địa bàn huyện Ba Tơ cho học sinh tạm nghỉ để phòng, chống bệnh bạch hầu
Một số điểm trường trên địa bàn huyện Ba Tơ cho học sinh tạm nghỉ để phòng, chống bệnh bạch hầu 

Cũng trong chiều ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp với Sở Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan về công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi, tính đến chiều 23/10, tỉnh Quảng Ngãi đã có 20 trường hợp dương tính với bạch hầu, tập trung tại 7 xã của huyện Ba Tơ. Trong đó, xã Ba Trang 8 ca, xã Ba Khâm 4 ca, Ba Lế, Ba Xa, Ba Ngạc mỗi xã có 2 ca; Ba Điền, Ba Vì mỗi xã có 1 ca. Hiện 20 trường hợp này được cách ly, theo dõi, điều trị tại các bệnh viện trong và ngoài tỉnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu trên địa bàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng đề nghị ngành Y tế và huyện Ba Tơ cần đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu bệnh bạch hầu có thể phòng được nếu được tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Khẩn trương triển khai các biện pháp chuyên môn về phòng chống dịch, điều phối nhân lực tiêm phòng, khuyến cáo người dân đeo khẩu trang… Không để thêm xã nào, huyện nào có thêm dịch bệnh; không để người dân tử vong do bệnh bạch hầu.

Bác sĩ kiểm tra dịch hầu họng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh .
Bác sĩ kiểm tra dịch hầu họng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh .

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có thể lây lan. Ở những địa phương này, trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.