Ôi, bệnh tuổi già!

Ôi, bệnh tuổi già!
(PLO) - Đối với người cao tuổi, mỗi khi ốm, “trái giở trở trời” có nhiều bệnh lý kết hợp, do đó, để người cao tuổi nhanh phục hồi cần có sự chăm sóc chu đáo, tận tình, đủ tâm lý của con, cháu trong gia đình kết hợp với thăm khám ở các cơ sở y tế để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, như vậy mới giúp các cụ già nhanh hồi phục sức khỏe. 

Theo số liệu thống kê, tỉ lệ người cao tuổi phải chịu đựng những triệu chứng cuối đời như khó thở là 83%, mệt mỏi: 80%, đau đớn: 45%, rối loạn tri giác: 34%,… Và đâu đó, trong cuộc sống, vẫn có biết bao gia đình dù con, cháu nghèo khổ nhưng vẫn hết mực chăm chút bố mẹ, ông bà từng thìa cháo, bát nước, miếng cơm mỗi ngày. Có gia đình khá giả họ sẵn sàng thuê một người giúp việc đến chăm sóc cho cha mẹ mỗi giờ họ đi làm vắng nhà, rồi là những lời kêu khóc cầu cứu bác sĩ chữa trị cho cha, mẹ mặc dù cha, mẹ họ đã tắt thở. 

Trái ngược với điều đó, là những suy nghĩ, quan niệm lệch lạc khi nhắc đến bệnh tuổi già. Mới đây, trường hợp của bà Nguyễn Thị Lan (93 tuổi), bà nhập viện trong tình trạng gãy xương tay. Nằm ở nhà một tuần tự điều trị không đỡ, gia đình mới đưa bà đến viện để kiểm tra, được các bác sĩ tư vấn phải phẫu thuật gấp nếu không sẽ nguy kịch đến tính mạng. Chỉ nhắc tới phẫu thuật cả 5 người con trai của bà đều dè chừng, lo sợ… tốn tiền.

Cả 5 người con của bà đều chung một tâm lý như nhau: ông bà đã lớn tuổi rồi nên bị thương cũng không tha thiết cứu chữa. Chính quan niệm sai lầm đó đã vô tình khiến không ít người cao tuổi sống trong cảnh mệt mỏi đau đớn, biến chứng nặng do bệnh tật giày vò ở những ngày cuối đời. Đó chỉ là một trong vô vàn những trường hợp tương tự khác vẫn hàng ngày xảy ra trong biết bao gia đình Việt. 

Dân số Việt Nam đang già hóa khá nhanh, vốn dĩ người già thường đa bệnh, đa thuốc, sức khỏe suy yếu, dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, suy giảm hoạt động chức năng, giác quan. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Những quan điểm sai lầm cho rằng các triệu chứng bất thường trên của các cụ già là một phần tất yếu của lão hóa nên không cần chữa trị, dẫn đến phát hiệu triệu chứng trễ.

Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần phải được quan tâm và nhận thức đúng đắn hơn nữa. Đặc biệt là việc phòng chống các bệnh đặc thù của lão hóa cần được ưu tiên hàng đầu trước khi tình trạng trở nên quá muộn và khó điều trị. Nếu chăm sóc đúng cách sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi, giảm nhẹ triệu chứng, giảm té ngã, tàn tật, cải thiện tâm lý, kiểm soát triệu chứng tốt.

Sinh - lão - bệnh - tử là bốn giai đoạn tất yếu của một đời người. Sau những cống hiến hy sinh cho con cháu, quê hương, đất nước..., người cao tuổi cần được sống cho chính bản thân mình, cần được chăm sóc, nâng niu và trân trọng, yêu thương. Và hơn hết, họ là những người đã trải qua một thời gian dài cống hiến sức lực và trí tuệ cho gia đình, cho con cháu, khi về già họ xứng đáng được nhận sự quan tâm, yêu thương, trân trọng đó.  

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.