Nitrat - Độc tố ẩn mình trong thực phẩm

(PLO) - Nói đến thực phẩm độc hại, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến chất cấm, chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay vi sinh vật mà ít ai biết rằng, có hoạt chất còn nguy hiểm hơn rất nhiều, là một trong những nguyên nhân gây ung thư song lại rất khó xử lý loại bỏ… là Nitrat.

Nitrat nguy hiểm như thế nào?

Theo các tài liệu khoa học đã được công bố tại nhiều quốc gia, Nitrat lần đầu được phát hiện như là dạng độc chất tồn dư trong nông sản, gây hại cho sức khỏe con người từ năm 1945. Mặc dù Nitrat không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, Nitrat được khử thành Nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì Nitrit dễ phản ứng với Amin tạo thành Nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày. 

Nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
Nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

Mặt khác, trong cơ thể người, do sự khử Nitrat nhanh hơn sự chuyển đổi Nitrit thành Ammonia, Nitrit nhanh chóng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người. 

Vì vậy, Nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng rau quả.

Đó là lý do ở nhiều nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản và đặc biệt là Nga, luôn quy định hàm lượng Nitrat cho từng loại rau, củ, thực phẩm. Ví dụ, măng tây không được vượt quá 50 mg/kg, cải củ được phép tới 3.600 mg/kg. Ở Nga, quy định hàm lượng Nitrat trong cải bắp phải dưới 500 mg/kg, cà rốt dưới 250 mg/kg, dưa chuột dưới 150 mg/kg... 

Đặc biệt, bộ phận lá, nitrat được khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày. Trong khi đó, nitrat hoặc các gốc nitrat chủ yếu sinh ra do quá trình canh tác nông nghiệp, lạm dụng phân bón hóa học, chất bảo quản, chất cấm trong chăn nuôi mà thực trạng đó ở Việt Nam không cần phải nói ai cũng biết đang ở mức độ báo động như thế nào.

Qua các cuộc khảo sát, lượng Nitrat tồn dư trong một số loại rau, củ, quả, thịt, cá ở Việt Nam là khá cao do tình trạng lạm dụng phân bón hóa học tràn lan trong nông nghiệp. 

Thịt cá nhiễm Nitrat cũng vô cùng nguy hiểm?

Không chỉ trong thực phẩm, mà ngay cả trong các sản phẩm thịt, cá nếu chứa các chất có gốc Nitrat với hàm lượng quá cao cũng gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe con người. Điển hình là chất Sabultamol (C13H21NO3) là chất tạo nạc dùng trong chăn nuôi; Săm pết (KNO3) là hóa chất dùng biến thịt thối thành thịt tươi; Sodium Nitrat (NaNO3), Sodium Nitrit (NaNO2) giúp giữ màu và bảo quản thực phẩm hay chất Vàng ô tạo màu trong công nghiệp bị phát hiện trộn vào thức ăn chăn nuôi hay nhuộm măng tươi thời gian vừa qua.

Thịt, cá nếu chứa các chất có gốc Nitrat với hàm lượng quá cao cũng gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe con người
Thịt, cá nếu chứa các chất có gốc Nitrat với hàm lượng quá cao cũng gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe con người

Điểm chung của các loại hóa chất trên đều là nguyên tố có gốc Nitrat hoặc Nitrit. Dư lượng Nitrat (N0-3) trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc tố và tồn dư N0-3 trong thực phẩm thịt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm máy kiểm tra dư lượng Nitrat mang thương hiệu Soeks, sẽ hỗ trợ người tiêu dùng biết kết quả mặt hàng thực phẩm mình định mua chỉ trong vòng 5 - 7 giây.

Được biết, máy đo dư lượng nitrat Soeks đã được Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Trước đó, hội đồng thẩm định chuyên môn gồm đại diện của Cục An toàn Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 đã kết luận sản phẩm Soeks Nuc-019-1 đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam khi có kết quả khá tương đồng với kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm.

Máy Soeks hoạt động theo phương pháp điện sinh hóa, cho kết quả dựa trên việc đánh giá mật độ của ion Nitrat. Sự phân bố của ion Nitrat tại các vị trí khác nhau trên thực phẩm có thể hoàn toàn khác nhau và thay đổi theo thời gian. Vì vậy, để có kết quả chính xác nhất, các bà nội trợ nên đo ở 03 điểm khác nhau trên cùng một loại thực phẩm và lấy giá trị trung bình để đánh giá.

Có một thực tế ít người tiêu dùng để ý, đối với các chỉ tiêu về vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, khi rửa sạch, gọt vỏ hay cách ly trong một thời gian nhất định sẽ xử lý hoặc làm giảm lượng lớn độc tố còn tồn dư bên ngoài sản phẩm. Tuy nhiên, với Nitrat gần như không thể xử lý được bằng các phương pháp trên bởi nó đã ngấm vào trong tế bào động, thực vật. Vì vậy, người dùng cần phát hiện dư lượng Nitrat vượt quá ngưỡng cho phép để không sử dụng hoặc giảm bớt lượng nhằm tránh gây hại cho cơ thể.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...