Những việc nên làm để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình

(PLO) - Sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe, đi khám định kỳ, lập quỹ dự phòng giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Sức khỏe là tài sản quý giá của con người nhưng phần lớn, mọi người chỉ nhận ra điều này khi bị bệnh. Chủ động chăm sóc sức khỏe giúp bạn xây dựng rào chắn cho cơ thể trước những căn bệnh dễ gặp phải hoặc có biện pháp phòng ngừa nhanh chóng, hợp lý nếu phát hiện bệnh từ sớm.

Tận dụng các ứng dụng chăm sóc sức khỏe

Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người sử dụng các thiết bị cầm tay ngày càng phổ biến và dành được nhiều sự quan tâm của nhà sản xuất công nghệ. Những thiết bị đeo thông minh có tích hợp cảm biến, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe người dùng ra đời, đánh dấu bước tiến mới trong công nghệ về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Chẳng hạn, martwatch (đồng hồ thông minh) hoạt động như máy đo nhịp tim, huyết áp và thân nhiệt di động. Theo đó, thiết bị sẽ lập tức phát tín hiệu cảnh báo khi cảm nhận được dấu hiệu bất thường của chủ nhân. 

Ngoài ra, người dùng có thể tận dụng những ứng dụng chăm sóc sức khỏe 24/7 trên điện thoại thông minh để có được những phân tích, xử lý và cho ra ngay những biểu đồ sức khỏe tham khảo.

Sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe,người dùng có thể điều chỉnh hành vi sinh hoạt, ăn uống, luyện tập theo chiều hướng tích cực.

Sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe,người dùng có thể điều chỉnh hành vi sinh hoạt, ăn uống, luyện tập theo chiều hướng tích cực.

Khám sức khỏe định kỳ

Đây là một cách giúp mỗi người phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm.

Khi khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được bác sĩ thông báo những yếu tố nguy cơ có thể gặp trong lứa tuổi của mình, từ đó theo dõi những biến đổi nếu có và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Để đạt hiệu quả mỗi lần khám, bạn nên chuẩn bị về những thông tin cần thông báo cho bác sĩ như: tiền sử bệnh của bản thân, gia đình; những loại thuốc chữa bệnh thường dùng, những phản ứng với thuốc... hay những vấn đề lo lắng, băn khoăn cần được giải đáp.

Lựa chọn bác sĩ riêng cho gia đình

 Bên cạnh việc đi khám sức khỏe định kỳ tại các trung tâm y tế uy tín, bạn cũng nên kết thân với bác sĩ riêng để chủ động chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.

Bác sĩ riêng sẽ là người hiểu rõ về bệnh sử của từng thành viên, từ đó đưa ra những tư vấn phù hợp và kịp thời. Trong những trường hợp cần kíp, bác sĩ riêng có thể thăm khám tại nhà để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng tốt nhu cầu trước và sau khi điều trị chuyên sâu.

Tìm một bác sĩ riêng để theo dõi sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Tìm một bác sĩ riêng để theo dõi sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Lập quỹ chăm sóc sức khỏe gia đình

Sau khi trừ tất cả chi phí sinh hoạt cơ bản, bạn nên để dành 10-20% thu nhập cho quỹ dự phòng chung của gia đình, để giải quyết các trường hợp phát sinh ngoài ý muốn như khám, chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình hoặc các dịp hiếu hỉ bất ngờ.

Khoản chi phí này nên được tính toán theo nhu cầu của từng người trong gia đình. Cụ thể, trẻ em và người lớn tuổi thường cần chi phí này nhiều hơn so với các thành viên khác trong gia đình.

Tính toán chi phí cần dùng để chăm sóc sức khỏe cho từng thành viên.

Tính toán chi phí cần dùng để chăm sóc sức khỏe cho từng thành viên.

Bạn cũng có thể tham gia các sản phẩm bảo hiểm để được hỗ trợ tài chính nếu không may gặp rủi ro. Điều này khiến nguồn tài chính của gia đình ít bị ảnh hưởng, người bị bệnh cũng yên tâm điều trị để phục hồi.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.