Nhìn lại vụ nghi ngộ độc Botulinum: Nồi bún riêu chay “tử thần” tại Bình Dương

Các bác sĩ đang thăm khám nạn nhân vụ ngộ độc.
Các bác sĩ đang thăm khám nạn nhân vụ ngộ độc.
(PLVN) - Trong 6 trường hợp (đều ngụ tỉnh Bình Dương) nghi ngờ ngộ độc Botulinum liên quan đến việc sử dụng sản phẩm pate chay, có 1 bệnh nhân đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một số bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115 và Bệnh viện Nhi Đồng 2... Tất cả đều liên quan đến bữa ăn trưa ngày 20/3/2021 tại một ngôi miếu gần nhà.

6 người nhập viện, 1 người tử vong

Sở Y tế TP HCM vừa công bố thông tin mới nhất về các trường hợp ngộ độc pate chay sau khi truyền huyết thanh kháng độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum có tên là Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). 

Cụ thể, BN nữ 53 tuổi (đang hồi sức tích cực tại BV Nhân Dân 115) và BN 16 tuổi (đang hồi sức tích cực tại BV Nhi Đồng 2) đã có biểu hiện cải thiện rõ rệt sau khi truyền huyết thanh kháng độc tố do các bác sĩ của BV Bạch Mai mang vào.

BN nữ 53 tuổi đang trong tình trạng suy hô hấp nặng, hôn mê, liệt tứ chi (trước đó đã có ngưng tim 1 lần), sau 3 giờ truyền 1 lọ BAT đã có biểu hiện cải thiện sức cơ (từ 1/5 đã tăng lên 2/5) và có biểu hiện nghe hiểu.

BN 16 tuổi đang suy hô hấp và được thở máy, sau 3 giờ được truyền huyết thanh BAT (2/3 lọ) đã có biểu hiện cải thiện sức cơ.

Theo Sở Y tế TP HCM, các biểu hiện lâm sàng của BN sau truyền huyết thanh BAT là bằng chứng cho thấy, đây là những trường hợp ngộ độc thức ăn pate cho độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum. 

Trong đêm 25/3, BV Nhân Dân 115 đã tiếp nhận thêm một số BN có bệnh cảnh tương tự, cùng ăn bún riêu chay tại miếu ở Bình Dương. Trước đó một phụ nữ (là em gái và là mẹ của BN đang điều trị tại BV Nhân Dân 115 và BV Nhi Đồng 2) có cùng bệnh cảnh và đã tử vong tại BV Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân này đều có cùng bệnh cảnh (nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp,…) và đều cùng ăn pate chay.

Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng Bình Dương, ngày 20/3, hai người phụ nữ (SN 1968 và SN 1979, cùng ngụ TP Thủ Dầu Một) đi chợ mua nguyên liệu để nấu bún riêu ăn trưa cùng 25-30 phật tử sinh hoạt tại Miếu Chiêu Liêu (khu dân cư Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một). Ngoài nguyên liệu bún riêu thì hai bà còn mua cả chả chay và pate chay.

Sau bữa ăn khi về nhà thì người phụ nữ SN 1968 có biểu hiện chóng mặt, mờ mắt, cứng lưỡi, khó nuốt. Sáng 21/3, bà nhập viện tại Bình Dương và sau đó được chuyển lên BV Nhân dân 115 tại TP HCM. Còn người phụ nữ SN 1979 cũng có triệu chứng tương tự được chuyển lên BV Chợ Rẫy và tử vong sau đó. Con gái 16 tuổi của người phụ nữ SN 1968 được chuyển đến BV Nhi đồng 2 điều trị vì nghi nghiễm độc Bolulinum toxin.

Chi cục An toàn thực phẩm Bình Dương cho hay, đã tiến hành điều tra danh sách những người đã ăn trưa thời điểm trên; yêu cầu Miếu Chiêu Liêu thông tin đến toàn bộ phật tử đang sinh hoạt tại đây nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe phải đến ngay cơ sở y tế để khám, theo dõi điều trị.

Chi cục cũng phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục điều tra thông tin, lấy mẫu chả chay và pate chay trên thị trường và tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh để gửi xét nghiệm, tìm vi khuẩn và độc tố.

Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Ông Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo của Bình Dương về kết quả điều tra sơ bộ sự việc, đã đề nghị Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thẩm quyền địa phương thông báo rộng rãi cho cộng đồng để những người dân đã từng đến tham dự bữa trưa ngày 20/3/2021 tại miếu Chiêu Liêu khai báo tại cơ sở y tế gần nhất. Đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khoẻ thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Đồng thời, chỉ đạo việc điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay; xác định rõ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình liên quan đến các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đã sử dụng. Tuyên truyền cho người dân lưu ý không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã bị phồng, bẹp, biến dạng, không còn nguyên vẹn.

Cục cũng đã đề nghị Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý theo lĩnh vực được phân công xác minh, điều tra nguyên nhân vụ việc, chỉ đạo việc truy xuất nguồn gốc, tạm dừng việc lưu thông, sử dụng sản phẩm pate nghi ngờ và xử lý theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát đối với việc sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các thực phẩm đóng hộp (pate...), thực phẩm hun khói, thực phẩm lên men yếm khí (thịt, cá ướp, ủ muối...), thực phẩm bảo quản trong môi trường yếm khí (xông khói...); đồng thời hướng dẫn việc phòng chống nguy cơ ngộ độc Botulinum do thực phẩm của các gia đình, hộ kinh doanh tự sản xuất và tiêu dùng.

Vào tháng 9/2020, cả nước rộ lên hiện tượng ngộ độc pate chay. Riêng TP HCM đã tiếp nhận 10 trường hợp ngộ độc Botulinum liên quan đến sản phẩm pate Minh Chay.

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc có thể khởi phát bệnh ở 12-36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6-8 ngày sau ăn.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.