'Người hùng' của phụ nữ và trẻ em

Bà Phan Thị Hạnh nhận danh hiệu giải thưởng từ Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander.
Bà Phan Thị Hạnh nhận danh hiệu giải thưởng từ Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander.
(PLO) - Giải thưởng “Midwives4all” vừa được trao tại Hà Nội. Trong số hàng nghìn nữ hộ sinh trên thế giới, chị Phan Thị Hạnh – Chủ tịch Hội Nữ hộ sinh Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng cao quý này, vì những nỗ lực, đóng góp không biết mệt mỏi cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Trải nghiệm khó quên trong sự nghiệp cứu người

Đến thành phố Huế mộng mơ, ngàn năm văn hiến hỏi nữ hộ sinh (NHS) Phan Thị Hạnh ai cũng biết bởi gia đình chị có 4 người thì cả 4 đều gắn với nghiệp y. Chồng chị Hạnh là bác sỹ chuyên ngành giải phẫu bệnh, hiện là Trưởng Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh Viện Trung ương Huế. Nối nghiệp cha, con trai chị quyết tâm học bác sỹ chuyên ngành ung thư, còn cô con gái là bác sỹ sản khoa theo ngành của mẹ.

Sinh năm 1953, chị Hạnh theo học Trường NHS Quốc gia Huế từ trước ngày miền Nam giải phóng (1975). Tốt nghiệp thủ khoa nên chị được trường giữ lại làm giảng viên.

Sau năm 1975, chị được Sở Y tế Thừa Thiên  - Huế  điều lên công tác tại Bệnh viện huyện miền núi Nam Đông. Sau gần 2 năm công tác ở đây, chị được Sở Y tế điều về làm  công tác truyền thông giáo dục y tế  tại Phòng Truyền thông - Giáo dục y tế .

Đến năm 1979, chị lại được phân công giảng dạy tại trường Trung học Y tế Huế. Sau 10 năm công tác ở trường, chị lại được chuyển về Sở Y tế tỉnh làm công tác đối ngoại và phụ trách mảng truyền thông giáo dục sức khỏe. Với những thành tích cao trong công tác, năm 1995, chị được bầu làm Chủ tịch Hội NHS Việt Nam và giữ chức vụ đó cho đến nay...

Trong thời gian công tác ở Bệnh viện Nam Đông, chị Hạnh cho biết, chị đã thấu hiểu những khó khăn của một NHS công tác ở những vùng khó khăn, cũng như những thiếu thốn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) của chị em phụ nữ ở các vùng đó. Chính vì lẽ đó, chị luôn quan tâm đến phụ nữ và chị em hộ sinh đang công tác ở vùng sâu, vùng xa. 

Có một câu chuyện mà suốt đời chị không thể quên. Thời điểm đó, cả Khoa Sản của bệnh viện chỉ có chị và một cô NHS sơ cấp.  Khoảng 2h đêm, một sản phụ được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch. Sau khi thăm khám,  thấy bệnh nhân có những dấu hiệu của vỡ tử cung, chị Hạnh đã quyết định chuyển sản phụ về Bệnh viện Trung ương Huế để mổ lấy thai.

Không may, trời đổ cơn giông lớn khiến đoạn đường từ Nam Đông về Huế bị đất đá từ trên núi đổ xuống nên không một chiếc ô tô nào có thể qua được.

Trong tình thế nguy cấp đó, chị đã quyết định lấy môt chiếc võng gánh sản phụ ra đường cái để đón xe về bệnh viện tuyến trên. Vì không có người nên chị với cô đồng nghiệp và chồng của sản phụ phải thay nhau gánh sản phụ vượt qua 25 km đường rừng để ra đường cái. Đón được xe ba người mừng “như bắt được vàng”, niềm vui càng nhân lên gấp bội khi sản phụ được cứu sống. Và một bé trai kháu khỉnh đã chào đời trong niềm hạnh phúc đến tột cùng của ba người. 

Cùng với những niềm vui, chị Hạnh cũng tâm sự, có những câu chuyện buồn đeo đẳng chị và các đồng nghiệp khôn nguôi. Chị cảm thấy day dứt nhất là trường hợp một người nhà của sản phụ phải đi bộ suốt 7km đường rừng núi để mời chị đến nhà đỡ đẻ. Lúc đó trời đã chạng vạng tối, chị và nữ đồng nghiệp cùng với người nhà phải lội qua một con suối và đi bộ 7 cây số để đến nhà sản phụ, nhưng khi đến nơi thì đã nghe những tiếng khóc ai oán từ trong nhà vọng ra. Thì ra sản phụ đã chết vì không thể chờ đợi được...

Câu chuyện thật đáng buồn nhưng nó lại hé mở cho các chị một kinh nghiệm xương máu: “Ở những vùng xa xôi, nơi các phương tiện đi lại khó khăn thì nguy cơ tai biến của sản phụ càng cao trong những ca cần phải chuyển tuyến gấp. Nhưng nếu người nhà của sản phụ hoặc sản phụ này có kiến thức về làm mẹ an toàn thì khi họ thấy có dấu hiệu nguy cơ, họ sẽ lập tức đưa sản phụ đến bệnh viện thay vì phải lặn lội đường sá xa xôi đến tận cơ sở y tế mời bác sĩ hay NHS đến nhà. Do đó việc chuyển lên tuyến trên kịp thời là vô cùng quan trọng…” – chị Hạnh khẳng định.  

Tri ân những đóng góp không mệt mỏi

Chị Hạnh cho hay, từ năm 1995 đến nay, Hội đã xây dựng rất nhiều dự án, đa số các dự án đều tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa. Trong đó phải kể đến Dự án “Thiết lập mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ và nâng cao năng lực cho hộ sinh tuyến cơ sở”.

Dự án gồm 3 hoạt động chính: “Xây dựng Trung tâm tư vấn và dịch vụ sức khỏe sinh sản”; tổ chức các lớp đào tạo cho các nữ hộ sinh đang công tác ở vùng sâu, vùng xa để họ được nâng cao, cập nhật kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn cho cộng đồng (năm 2015, Hội đã đào tạo được 78 NHS ở các trạm y tế của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa). Đặc biệt, Hội đã thành lập được một đội khám lưu động gồm 3 bác sĩ và 12 NHS. Mỗi tháng, đội khám lưu động sẽ về các vùng khó khăn từ 1-2 lần cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, siêu âm và phát thuốc miễn phí cho phụ nữ, vị thành niên, thanh niên… 

Với những thành tựu đạt được trong thời gian qua, Hội NHS Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào sáng kiến làm mẹ an toàn và Chiến lược Chăm sóc SKSS của nước ta, đặc biệt trong việc cải thiện SKSS cho phụ nữ, vị thành niên, thanh niên tại những vùng xa xôi hẻo lánh, khó tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cũng từ đây, vai trò, vị trí của NHS cũng được nâng lên một tầm cao mới.

Những tai biến sản khoa cũng sẽ giảm đi một cách đáng kể. Và hơn ai hết, Phan Thị Hạnh – vị cứu tinh của phụ nữ và trẻ em nghèo đã trở thành “người hùng” của Việt Nam, cũng như trong khu vực và quốc tế vì những nỗ lực, đóng góp không biết mệt mỏi cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.