Người cha nghèo hoàn lại tiền từ thiện khi con thoát trọng bệnh

Anh Lê Văn Hoàng
Anh Lê Văn Hoàng
(PLO) -Sau khi ca mổ thành công, do có bảo hiểm, nên số tiền tạm ứng viện phí được Mạnh Thường Quân đóng giúp, được bệnh viện hoàn trả lại cho anh Hoàng. Hai vợ chồng liền hoàn lại số tiền trên cho hội từ thiện, để hội xoay vòng, giúp đỡ những trường hợp khác.

Tiền đâu mổ tim cho con?

Căn nhà trọ của vợ chồng anh Lê Văn Hoàng (SN 1984, ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nằm trên đường Tam Thai gần kề núi Ngự Bình. Buổi chiều, trời đột nhiên đổ mưa tầm tã. Gió thông thốc thổi tạt vào bên mé vách, khiến gian trước hiên nhà ướt lẹp nhẹp. Mỗi lúc có ô tô chạy qua, dòng nước bên đường phun cao trắng xóa như sóng biển đánh lên bậc cấp trước nhà.

Anh Hoàng phải dịch chuyển chiếc bàn mấy bận để chỗ ngồi của khách không ướt, cười ngại ngùng phân trần: “Tại hôm rồi mới đốn bỏ bụi chuối bên hông nhà, nên mất thứ che chắn gió mưa, nước mới lọt được vào nhà”. Nụ cười người đàn ông 33 tuổi trông hiền khô nhưng vẫn đầy ấm áp giữa một chiều mưa gió.

Vợ chồng anh Hoàng kết hôn non chục năm, có hai con, một trai, một gái. Ngày trước, anh Hoàng làm thợ hồ, công việc vừa nặng nhọc, lại kiếm chẳng được mấy tiền. Chị Hương làm tóc, ngày lai rai vài khách. Tuy cuộc sống khốn khó, nhưng chắt chiu tằn tiện cũng sống được qua ngày. Khi vợ anh mang thai, những cơn ốm nghén hành hạ khiến chị phải thường xuyên ở nhà dưỡng thai. Gánh nặng cơm áo cứ thế mà chất hết lên đôi vai người chồng. Nhưng niềm hạnh phúc chờ đón đứa con trai đầu lòng khiến cả hai dễ dàng quên hết những nhọc nhằn trong cuộc sống.

Ngày đứa con trai chào đời, cả hai vợ chồng vui mừng không tả. Nhưng lẫn trong niềm hạnh phúc tột cùng là nỗi lo lắng như mạch nước ngầm lạnh lẽo cứ lan dần trong tim. Con trai anh Hoàng chỉ nặng 2,6 kg. Khi sinh ra đứa trẻ bị thừa ruột nên phải nằm lồng kính.  

Chị Hương bảo, trẻ con ra tháng, thường lớn vù vù, tăng ký rất nhanh, nhưng con chị nuôi mãi chẳng thấy lớn. Lúc thằng bé 5 tháng tuổi, trong một lần ốm thì bị ngột thở, mặt mày tím tái không thở được. Hai vợ chồng hốt hoảng đưa con đến bệnh viện. Nghe bác sĩ bảo đứa bé mắc bệnh tim, anh chị như chết lặng. Chị Hương như lặng đi nơi hành lang bệnh viện lạnh lẽo, dài hút hút. Trong đầu vẫn ong ong câu nói khô khốc của bác sĩ: “Chi phí ca mổ là 40 triệu đồng”. 

Bốn mươi triệu. Vợ chồng anh chị đi đâu để kiếm ra được số tiền lớn như thế? Bây giờ, 40 triệu vẫn là một số tiền lớn đối với người nghèo. Huống chi gần chục năm trước. Người thân đều nghèo khổ cả, biết vay mượn ai? Anh Hoàng ngước mắt nhìn căn nhà cấp bốn hai vợ chồng đang ở. Cầm nhà ư, bán nhà ư? Nhưng đây là căn nhà của bố mẹ vợ. Anh có quyền gì?

Anh Hoàng sinh ra ở Huế. Nhưng năm lên 10 tuổi thì theo bố mẹ đi kinh tế mới, di cư vào Khánh Hòa sinh sống, làm ăn. Cuộc sống nơi đất khách quê người vô cùng cực khổ, gia đình anh phải chạy ăn từng bữa, nhiều năm là hộ nghèo ở địa phương, mãi vẫn không thoát nghèo được.

Năm 22 tuổi, anh trở lại quê hương, rồi lấy vợ sinh con. Không nhà, không cửa, nên sau khi kêt hôn, anh Hoàng phải ở ké nhà bố mẹ vợ. Bố mẹ vợ cũng già yếu, mất sức lao động. Cha vợ bị tai biến, phải nằm một chổ. Mẹ vợ thì suốt ngày quanh quẫn, chăm sóc chồng. Căn nhà của hai ông bà, vốn cũng là tài sản do cha mẹ để lại.

Hoàn lại tiền từ thiện khi không cần dùng

Không thể bó tay chịu trói. Nhất là những lúc nhìn đứa con bé bằng nắm tay phải chịu đau đớn vì bệnh tật, anh Hoàng chạy quanh xin sự giúp đỡ. Nghe ai chỉ ở đâu có hội từ thiện, có Mạnh Thường Quân, anh đều ôm đơn chạy đến, nhưng cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Nhưng trời không phụ lòng người, một ngày, có một Mạnh Thường Quân trong hội từ thiện nọ liên lạc với anh, muốn giúp đỡ số tiền viện phí cho đứa con trai bé bỏng của anh được mổ tim.

Khi người phụ nữ bước chân xuống từ taxi, đôi mắt chợt lạnh xuống mấy phần khi nhìn căn nhà vợ chồng anh Hoàng đang trú ngụ. Căn nhà tuy không lớn, không khang trang nhưng sáng sủa, gọn gàng ngăn nắp. Nhìn từ vẻ bên ngoài, có thể thấy được, cuộc sống gia đình này cũng không đến nỗi nào.

Trước khi người phụ nữ kia quay lưng đi, cũng nói rõ với với chồng anh Hoàng: “Với điều kiện thế này, gia đình có thể đủ sức chạy chữa cho đứa bé. Chúng tôi không thể giúp đỡ được. Vẫn còn nhiều trường hợp khó khăn hơn anh chị nhiều, cần chúng tôi hỗ trợ hơn”. 

Đôi vợ chồng trẻ cảm thấy cổ họng đắng nghét. Muốn khóc mà chẳng thể rớt nước mắt. Nhưng vị Mạnh Thường Quân sau khi nghe vợ chồng anh Hoàng giãi bày tất cả, cũng có chút lưỡng lự. Nên yêu cầu hai người làm các giấy tờ, đơn xác nhận để được xem xét. Vợ chồng trẻ không nhà cửa, phải ở ké nhà bố mẹ vợ, ở địa phương ai cũng biết. Nhà bố mẹ vợ, lại do ông bà nội của vợ anh Hoàng để lại. Ai cũng rõ. Mà bố mẹ chị Hương giờ đã già cả, lại bệnh tật, lại hoàn toàn mất sức lao động. Nhà anh Hoàng ở Khánh Hòa, cũng là hộ nghèo ở địa phương, cũng được chính quyền xác nhận. Nhờ vậy, mà con trai anh Hoàng đã may mắn nhận được suất hỗ trợ chi phí ca mỗ.

Sau khi có tiền đóng viện phí, hai vợ chồng lại đau đầu vì con trai không đủ ký để thực hiện ca phẫu thuật. Đứa trẻ nằm viện 8 tháng, cuối cùng chỉ số cân nặng cũng nhích lên được 5kg. Đủ tiêu chuẩn để mổ. Sau khi ca mổ thành công, do có bảo hiểm, nên số tiền tạm ứng viện phí được Mạnh Thường Quân đóng giúp, được bệnh viện hoàn trả lại cho anh Hoàng. Hai vợ chồng liền hoàn lại số tiền trên cho hội từ thiện, để hội xoay vòng, giúp đỡ những trường hợp khác.

Nhờ sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm, mà con trai thoát hiểm nghèo, có được cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Ghi tạc ân nghĩa trong lòng, anh Hoàng luôn tâm niệm trong lòng.

Làm thiện nguyện bằng đấu giá lồng chim

Mấy năm trước, anh Hoàng chuyển sang nghề làm lồng chim. Anh kể, ngày đó làm thợ hồ, công việc nặng nhọc, nhưng tiền kiếm được không nhiều, lại bữa có bữa không. Thấy người ta làm lồng chim, tiền cũng kiếm được rất tốt nên anh quyết tâm đổi nghề.

Không giống như nhiều người khác, phải bái sư học nghề, anh tự ra chợ mua một chiếc lồng chim về nhà, rồi tháo ra mày mò xem ngó. Cứ thế, hết tháo ra lại lắp vào, phá hư tầm vài cái thì anh bắt đầu nắm được quy trình cốt yếu để tạo nên một chiếc lồng. Lần đầu mang hàng đi bán, anh phải năn nỉ đủ cách, rồi cứ thế “dúi” hàng cho các chủ tiệm bán lồng chim.

Bao giờ họ bán được hàng thì lò dò đến lấy tiền. Số vốn liếng còm cõi cứ thế mà nằm trong mấy cửa tiệm, trong mấy đống tre nứa ở nhà. Khi công việc bắt đầu ổn định, anh tham gia các hội thi chim, rồi bắt đầu tài trợ lồng để bán đấu giá hỗ trợ những trường hợp khó khăn ở các địa phương. Cứ thế, các hội thi chim quyên tiền làm từ thiện của nhiều tỉnh thành trong cả nước, anh đều nhất nhất tham gia.  

Trong căn nhà trọ nho nhỏ, anh Hoàng treo rất nhiều tấm bằng lưu niệm của nhiều hội thi chim trong cả nước, như hội thi chim Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Nam… Đó là những nơi chiếc lồng chim của anh đã ghé đến bán đấu giá quyên tặng người nghèo. Vợ anh Hoàng bảo, những tấm bằng lưu niệm như thế nhiều lắm, chất đầy một thùng trong nhà. 

Lần đầu quyên lồng chim bán đấu giá, là trong một dịp tựu trường, quyên tiền mua sách vở, áo quần cho các em học sinh nghèo ở Lâm Đồng, lần khác là giúp một bệnh nhi chữa bệnh, có khi là một cụ già neo đơn không nơi nương tựa. Bao nhiêu hoàn cảnh, bao nhiêu mảnh đời anh Hoàng đã ghé ngang qua, nhiều đến nỗi giờ anh vẫn không thể nhớ hết. Nhưng mỗi lần nghĩ đến, chút đóng góp nhỏ nhỏ của mình, sẽ giúp ai đó khó thể trở mình, vượt qua được nghịch cảnh, anh lại thấy tim mình ấm lên.

Anh cho hay, gần đây, anh còn tự đứng ra đấu giá lồng chim, giúp đỡ những trường hợp khó khăn mà anh biết được. Nếu chỉ bán một lồng chim đơn thuần để hỗ trợ, thì như muối bỏ biển. Nên anh nghĩ ra cách tự mình bán đấu giá. Mỗi lồng chim có giá 3 đến 5 triệu, được anh đăng trên facebook của mình, đấu giá trong vòng 48 tiếng để giúp một trường hợp cụ thể nào đó. Ai trả giá cao nhất anh sẽ bán cho người đó, rồi đem hết số tiền hỗ trợ cho trường hợp được chọn đấu giá. Anh bảo những bạn bè mình quen biết, cũng rất có lòng, nên những khi thấy anh rao bán đấu giá, bạn bè đều nhiệt tình ủng hộ.

Tuy vậy, anh vẫn luôn muốn bán đấu giá lồng chim thông qua các hội thi chim. “Như vậy, tiền đấu giá được sử dụng minh bạch, rõ ràng hơn. Càng không khiến người khác phải “lăn tăn””, anh bày tỏ tâm niệm không quên chia sẻ tấm lòng với những mãnh đời bất hạnh, dù công sức mình chỉ như một hạt muối bỏ vào biển khơi.

Đọc thêm

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.