“Mẹo vặt” giúp bệnh nhân HIV/AIDS kéo dài sự sống

 Chị Huệ trong một buổi tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV/AIDS
Chị Huệ trong một buổi tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV/AIDS
(PLO) - Chị Phạm Thị Huệ (SN 1980) -hiện là Trưởng phòng truyền thông Trung tâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phòng chống HIV/AIDS TP.Hải Phòng cho rằng nhiễm: HIV không có nghĩa cuộc sống chấm hết, Thực tế nhiều người bị HIV vẫn sống khỏe mạnh hàng chục năm sau đó, nhờ những bí kíp  đơn giản
Không lo lắng, tránh các bệnh cơ hội
Trên lý thuyết, người bị nhiễm HIV sau 2 - 10 năm sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS và kéo dài sự sống thêm khoảng 2 năm. Tuy nhiên theo chị Huệ, tuổi thọ của người mắc “căn bệnh thế kỷ” có thể kéo dài hay không tùy vào nhiều yếu tố. Không ít trường hợp nhiễm HIV sau hơn 20 năm vẫn sống khỏe mạnh, chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
Trước tiên là yếu tố tinh thần: Người nhiễm HIV không nên quá lo lắng, suy sụp mà cần nhanh chóng vượt qua cảm giác sốc, lấy lại niềm tin cuộc sống. Và khi tinh thần thoải mái, lạc quan họ mới ăn uống được, ngủ đủ giấc. Để làm được điều này, người bệnh cần sự chia sẻ, động viên của những người xung quanh.
Đặc biệt vào giai đoạn bắt đầu điều trị thuốc, bệnh nhân HIV có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ sau đó mới làm quen được. Thời gian này bắt buộc phải có người chia sẻ cùng bệnh nhân. 
Cách cải thiện tinh thần hữu ích nhất là người nhiễm HIV tìm đến các trung tâm tư vấn, tham gia các câu lạc bộ để được chia sẻ nhiều hơn, tránh cảm giác bị bỏ rơi. Bản thân người bị HIV phải biết quý trọng cơ thể, đặt ra những mục tiêu nhất định và cố gắng hiện thực hóa.
Chị Huệ giải đáp thắc mắc về căn bệnh HIV/AIDS
 Chị Huệ giải đáp thắc mắc về căn bệnh HIV/AIDS   
Thứ hai, bệnh nhân HIV phải tự trang bị cho bản thân kiến thức phòng tránh các bệnh cơ hội. Lí do, khi nhiễm vi rút HIV hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm cơ hội bùng phát. Không ít bệnh nhân tử vong sớm do những bệnh cơ hội như: Lao, phổi, gan. 
Lời khuyên của chị Huệ là không được tự mua thuốc điều trị, không lạm dụng thuốc tây. Bên cạnh đó người bệnh cần biết cách bảo vệ cho những người xung quanh tránh vi rút HIV lây lan. Chẳng hạn như khi bị trầy xước chảy máu không để dịch tiết tiếp xúc với vết thương hở của người khác. Không dùng chung những vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo, bấm móng tay.
Điều cần lưu ý nữa là quan niệm quan hệ tình dục. Hiện nay không ít bạn nam và nữ cùng bị HIV cho rằng không cần sử dụng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên khi hai người cùng bị HIV quan hệ chăn gối không dùng bao cao su sẽ làm nồng độ HIV trong máu tăng lên. 
Bên cạnh đó là nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh khác: “Nguy hiểm nhất là lây truyền vi rút miễn nhiễm với thuốc điều trị HIV, vi rút kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị bệnh. Chưa kể xảy ra có thai ngoài ý muốn ở người nhiễm HIV hoàn toàn không nên. Trường hợp muốn có con họ cần được bác sĩ tư vấn kĩ lưỡng”, chị Huệ khuyến cáo.
Thứ ba là chế độ dinh dưỡng. Chị Huệ nêu ra một số lời khuyên ăn uống như sau: Tuyệt đối không bỏ bữa; Phải ăn đúng giờ; Không ăn thức ăn ôi thiu; Hạn chế sử dụng thịt, cá sống; Ăn trái cây nên gọt vỏ; Rửa tay sạch trước khi ăn. Không lạm dụng chất kích thích; Hạn chế ăn thực phẩm có tính nóng như cà pháo, quả vải, mận. Ngược lại nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước (nước chanh, nước cam, bột sắn dây), sữa và tập thể dục vừa sức để tăng hệ miễn dịch.
Chị Huệ lưu ý trong bữa ăn cần có đầy đủ các nhóm thức ăn cung cấp năng lượng (ngũ cốc, củ, trái cây ngọt, dầu và mỡ), nhóm xây dựng (thịt, sữa, trứng, những loại hạt, đậu ), nhóm bảo vệ ( trái cây, rau xanh) và uống nhiều nước. Lưu ý bổ sung đủ các vitamin A, B6, B12, và selinum, sắt, kẽm.
Chị đúc kết: “Người nhiễm HIV có nhu cầu cao hơn bình thường, nếu không đáp ứng đủ, người bệnh có thể sụt cân và suy dinh dưỡng, teo cơ. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao năng lượng và vitamin khoáng chất, người bệnh cần ăn đa dạng, đủ chất và thêm 1-2 bữa phụ trong ngày”.
Mẹo nhỏ với người nhiễm HIV
Ở người nhiễm HIV, do nhiều nguyên nhân sẽ phát sinh một số triệu chứng liên quan đến ăn uống và dinh dưỡng như biếng ăn, khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói thường xuyên, nhiễm nấm miệng, thiếu máu. Từ chỗ ăn uống không đảm bảo, cuộc sống bệnh nhân bị rút ngắn rất nhanh. Chị Huệ giới thiệu một số mẹo nhỏ giúp người nhiễm HIV khắc phục các triệu chứng trên như sau:
Đối bệnh tiêu chảy: Nên hạn chế sữa và chế phẩm từ sữa, rượu, cà phê, thức ăn chiên xào, bơ. Người nhiễm HIV kèm tiêu chảy cũng không nên uống nước đóng chai có gas hay một số rau quả như bắp cải, củ hành.
Người phụ nữ nhiễm HIV vượt lên số phận.
 Người phụ nữ nhiễm HIV vượt lên số phận.
Đối với cảm giác buồn nôn: Hạn chế thực phẩm cay, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn ngọt, tránh để bụng đói và chỉ nên nằm sau bữa ăn 20p. Còn việc chia nhỏ bữa ăn, tránh thức ăn nặng mùi sẽ loại bỏ cảm giác biếng ăn. 
Nhiễm nấm miệng là bệnh hay gặp ở người nhiễm HIV, nếu không chữa trị sẽ gây nhiễm nấm đường tiêu hóa: “Nên tránh thực phẩm nhiều đường, muối, thức ăn chua, có độ dính cao và rượu bia”, chị Huệ nói. Tương tự, bệnh nhân HIV có triệu chứng thiếu máu phải hạn chế uống trà, cà phê, sữa cùng bữa ăn vì sẽ tạo ức chế hấp thu chất sắt. Những người này nên uống bổ sung chất sắt và folate theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân HIV có thể tham khảo những gợi ý của nhiều nhà dinh dưỡng sau đây: Ăn thịt đỏ 1-2 lần/tuần; thay thế thịt đỏ bằng thị trắng như gà ta, gà tây đã bỏ bớt da; Ăn thịt ít mỡ; Thay thế thịt bằng cá càng nhiều càng tốt. Nếu người bệnh có hàm lượng cholesterol cao hoặc mắc bệnh tim thì không nên ăn quá bốn quả trứng/tuần. Một người trưởng thành mỗi ngày cần bổ sung đủ khoảng 50gram chất đạm hoặc từ 220- 250 gram hỗn hợp thịt, cá, đậu hoặc trứng. Người nhiễm HIV cũng nên hạn chế tiếp xúc chó, mèo dễ nhiễm nấm não.
Một lưu ý khác với người nhà khi chăm sóc bệnh nhân HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS (khi hệ miễn dịch của người bệnh HIV, tức tế bào CD4 giảm xuống thấp). Lúc này người bệnh sẽ có những triệu chứng rõ như: Lở loét, sụt cân nhanh, mắc các bệnh cơ hội. Do đó việc chăm sóc sức khỏe cần những lưu ý đặc biệt để tránh nguy cơ lây bệnh. Cụ thể như áo quần, vật dụng cá nhân dính dịch máu (do người bệnh lở loét) cần phải giặt riêng, ngâm xà phòng, chất sát khuẩn khoảng 20p trước khi giặt. Trong lúc giặt nên đeo găng tay. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh cơ hội nên tập trung điều trị trước rồi điều trị AIDS.
Chị Huệ phát hiện mình nhiễm HIV cách đây 15 năm khi sinh con. Chồng chị cũng là bệnh nhân HIV nhưng may mắn đứa con hoàn toàn khỏe mạnh. Từng bị gia đình, xã hội xa lánh nhưng chị đã vươn lên, trở thành một trong những người dám công khai mắc “căn bệnh thế kỷ” đầu tiên. Hiện nay chị tích cực hoạt động tư vấn, truyền thông về HIV/AIDS với mong muốn giúp nhiều người phòng tránh hiệu quả. Những người lo lắng về HIV/AIDS có thể liên hệ SĐT: 19006674 (cước phí 600đồng/ phút) để được chị Huệ tư vấn.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.