Lo ngại dịch bệnh nguy hiểm mới nổi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Dự đoán mùa Đông - Xuân năm nay, đặc biệt là thời gian sau Tết và dịp lễ hội đầu năm dịch bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát và điễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan hữu quan phải sát sao hơn nữa trong việc chủ động phòng chống để hạn chế sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi…

Ồ ạt và khó lường…

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết (mưa, rét đậm, rét hại kéo dài), Bộ Y tế lo ngại các dịch bệnh sẽ đồng loạt xuất hiện và diễn biến khó lường. Theo đó, hiện xuất hiện nhiều chủng cúm gia cầm, trong đó có một số chủng lây truyền sang người với số mắc và tử vong cao, khó khống chế.

Điển hình phải kể tới bệnh cúm A (H7N9) ghi nhận từ năm 2013 tại Trung Quốc đến nay vẫn chưa khống chế được. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta vì Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, đặc biệt dịch bệnh lại xảy ra tại tỉnh Quảng Đông – nơi có sự giao lưu thương mại rất lớn với nước ta, trong khi việc buôn bán gia cầm nhập lậu giữa hai quốc gia diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát. 

Bên cạnh cúm A (H7N9), Trung Quốc cũng đang đối mặt với dịch bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6)… Tuy không ghi nhận trường hợp nào mắc các loại cúm trên trên người ở Việt Nam nhưng dịch bệnh lại liên tiếp  xảy ra trên gia cầm tại một số tỉnh trên phạm vi cả nước. Và nguy cơ lây sang người là rất cao do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như tập quán giết mổ và ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Cũng do thời tiết quá lạnh, kéo dài và ẩm ướt, số bệnh nhân nhập viện do cúm ghi nhận tại các cơ sở y tế có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa hết lo lắng về nguy cơ bùng phát và lan rộng của dịch bệnh MERS-CoV tại khu vực Trung Đông. Càng lo ngại hơn khi dịch bệnh đã bùng phát mạnh tại Hàn Quốc với 186 trường hợp nhiễm, trong đó có 36 trường hợp tử vong. Gần đây nhất (ngày 23/1/2016), một quốc gia nữa trong khu vực là Thái Lan đã ghi nhận trường hợp thứ hai nhiễm căn bệnh chết người này. 

Đồng thời với sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trong nước, khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới, các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế như “ngồi trên đống lửa” trước sự quay trở lại của dịch bệnh do vi rus Zika ở khu vực châu Mỹ. Họ lo lắng và hoang mang bởi loại virus này đang bị tình nghi là nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm đa rễ và dây thần kinh và hội chứng não nhỏ (teo não) ở trẻ nhỏ...

Không loại trừ việc lan truyền căn bệnh đáng sợ này vào Việt Nam, khi nhu cầu giao lưu văn hóa, du lịch, kinh tế… của chúng ta với các quốc gia trong khu vực và thế giới là vô cùng lớn. Mặt khác, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái lan, Indonexia, New Caledonia… cũng đã rải rác ghi nhận các trường hợp mắc Zika…

Tăng cường công tác phòng, chống

Đề cập đến công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh bùng phát vào mùa Đông – Xuân, không phải ngẫu nhiên khi Bộ Y tế coi việc giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề trọng tâm của ngành. Thực tế cho thấy, bên cạnh các ca ngộ độc tập thể do ăn uống kém vệ sinh, thời gian gần đây số ca mắc liên cầu khuẩn lợn có xu hướng gia tăng và hậu quả rất nghiêm trọng.

Chỉ trong năm 2015, chúng ta đã ghi nhận 96 trường hợp mắc, trong đó có 13 trường hợp tử vong (số mắc tăng 51 trường hợp, số ca tử vong tăng 5 trường hợp so với năm 2014 với 45 trường hợp mắc, 8 trường hợp tử vong).

Chính vì lý do này, cùng với việc kiểm soát thực phẩm nói chung, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Vấn đề kiểm soát việc nhập lậu gia cầm là rất quan trọng, nếu không kiểm soát tốt các loại cúm (cúm A (H5N1), cúm A (H1N1…) có nguy cơ lây truyền từ các quốc gia  có dịch sang Việt Nam là vô cùng lớn…” . 

Cụ thể, để phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị: Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác giám sát dịch tễ tại tuyến xã, huyện, các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, bùng phát thành dịch, báo cáo kịp thời về Bộ Y tế; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pastteur, Viện Y tế công cộng TP HCM trực tiếp chỉ đạo, tham gia công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, hướng dẫn địa phương tăng cường giám sát chủ động, sẵn sàng đáp ứng chống dịch…;

Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, tập trung vào các vùng có nguy cơ cao, địa phương có ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thương quốc tế, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong, củng cố các đội cơ động chống dịch sẵn sàng triển khai nhiệm vụ.

Đối với các địa phương có cửa khẩu quốc tế, Bộ Y tế đề nghị phải kiểm tra chặt chẽ khách nhập cảnh từ các vùng đang có dịch, vùng có ổ dịch cũ để phát hiện, cách ly, xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào Việt Nam. Đặc biệt, cơ quan kiểm dịch cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành trong việc kiểm tra, giám sát gia cầm, động vật, thực vật nhập khẩu và vận chuyển qua biên giới.

Phải thành lập các đội cơ động phòng chống dịch tại Trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh để sẵn sàng đi điều tra, xử lý ổ dịch khi có yêu cầu; chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động chống dịch kịp thời...

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...