Bộ Y tế họp khẩn liên quan tới 82 ca bệnh - Phó Thủ tướng chỉ đạo nâng mức báo động vì đây là chủng virus lây lan nhanh

Các cơ quan báo chí dự họp khẩn tại Bộ Y tế
Các cơ quan báo chí dự họp khẩn tại Bộ Y tế
(PLVN) - 14h30 chiều ngày 28/1 Bộ Y tế họp khẩn liên quan tới 82 ca bệnh tại Hải Dương và Quảng Ninh.

Chiều nay - 28/1, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn liên quan đến 82 ca bệnh ở Hải Dương và Quảng Ninh. Chủ trì và chỉ đạo họp khẩn là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao  Tô Dũng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, cùng đại diện Bộ Công An và đại diện các Bộ ban ngành có liên quan

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sáng nay Thủ Tướng đã ký ban hành Chỉ thị về 1 số biện pháp cấp bách chống dịch Covid-19.

Đây là lần có số ca lây nhiễm cộng đồng lớn nhất từ trước tới nay, Thủ tướng chính phủ yêu cầu phong toả toàn bộ Thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương; Trưởng ban chỉ đạo chống dịch các tỉnh, thành phố phải thực hiện theo các chỉ đạo của chính phủ.

"Các tỉnh chú ý: Bây giờ trường hợp ổ dịch xảy ra ở Chí Linh có thể xảy ra ở tỉnh mình không?Vì vậy cần tuyệt đối không được chủ quan." - Phó thủ tướng nói.

Phó thủ tướng cũng đặt câu hỏi- Tại sao trường hợp ở Chí Linh và Vân Đồn xét nghiệm ra nhiềuvậy? Sáng nay ở Chí Linh thêm 72 trường hợp và ở Vân Đồn là 10 trường hợp?

Theo Phó thủ tướng, lý do là bởi chủng virut mới lây lan nhanh. Theo sơ bộ ban đầu nhận định: tại Đà Nẵng thực tế phải 6-7 vòng. Còn ở Chí Linh sơ bộ đã bị nhiễm vào 10 ngày. Dự kiến khoảng 4 vòng.

Phó Thủ tướng cũng dự báo trong đợt xét nghiệm trong tối nay sẽ có thể có nhiều ca nhiễm mới. Tuy nhiên, không có gì phải quá lo lắng, vì chúng ta đã mở rộng lấy mẫu diện rộng,có những trường hợp lấy mẫu tới cả F3.

Phó thủ tướng nhấn mạnh các địa phương cần nâng cao tình thần ban đầu có phải khoanh ngay lập tức, nghi F1 coi như F0, F2 coi nhuư F1; Giữ bằng được bệnh viện. Bởi chủng mói lây nhanh, cần nâng mức báo động; Tất cả các thầy thuốc ở trong các cơ sở y tế phải đặt trong tình trạng cao hơn, vì tất cả những người bị bệnh đều đến bệnh viện đầu tiên. Chủng mới nếu lây lan rất nguy hiểm, đặc biệt khi lây cho bác sĩ.

Phó thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt quy định đeo khẩu trang; Các tỉnh phải giữ chặt hệ thống y tế đặc biệt là những bệnh nhân nền. Tuyệt đối không được để như Đà Nẵng. Khi phát hiện có ca bệnh, thì tất cả bệnh nhân nội trú đều phải tiến hành xét nghiệm.

"Phải thực hiện nghiêm ngặt đeo khẩu trang nơi công cộng, cần thiết phải xử phạt. Đừng vặn vẹo cơ sở pháp lý ở đâu, giờ phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên.  Tất cả các tỉnh thực hiện đeo khẩu trang ở nơi công động, kiên quyết xử phạt tình trạng không chấp hành. Phải đặt lợi ích của nhân dân lên đầu, nếu không nghiêm mà có 2-3 nơi như Hải Dương thì chúng ta rất khó khăn."  - Phó thủ tướng nói. 

"Chúng ta làm rất chủ quan. Đừng để sau này phải hối hận. Các tỉnh phải chỉ đạo quyết liệt. Có thể không ai kỷ luật các đồng chí nhưng dân chết đất nước tê liệt thì làm sao.?' Phó Thủ tướng nhắn gửi đến lãnh đạo các địa phương.

Phó thủ tướng cũng đề nghị nhân dân  nhất định phải vào cuộc. Phát động toàn dân, nếu có người thân ở nước ngoài phải làm cam kết không để người thân về. Phát hiện người nhập cảnh trái phép phải báo cáo ngay cho chính quyền

"Có kiểm soát được dịch bệnh hay ko là ở chúng ta. Chúng tôi luôn có sẵn kịch bản" - Phó thủ tướng nói tất cả vì sự yên bình của người dân

Cục  trưởng Cục Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê phát biểu tại cuộc họp: Đợt dịch này diễn biến lây rất nhanh, lớn nhất từ trước đến nay, đây là thách thức rất lớn cho hệ thống y tế. Đề nghị rà soát lại toàn bộ việc phân luồng, cách ly, xét nghiệm và tổ chức điều trị; Người bệnh nhiễm, ho, sốt khó thở đến cơ sở khám, chữa bệnh là phải cảnh giác. Nếu phát hiện ca bệnh đến phòng khám tư thì phải lấy mẫu xét nghiệm ngay.

Đối với các bệnh viện, ông Khuê yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch ngay từ cổng bệnh viện, có biển báo rõ ràng để người dân hiểu rằng luôn được sẵn sàng đón tiếp và sàng lọc. Sàng lọc ngay từ khi người dân bước chân đến cổng.

Phân luồng, tổ chức cách ly, bệnh viện nào không tiếp nhận bệnh nhân điều trị cũng phải thông báo rõ để người dân biết. Phối hợp chặtt chẽ với CDC; Các địa phương phải phân luồng những bệnh nhân nặng, không nặng để có phương án điều trị.

"Chúng ta phải hết sức cảnh giác,  số người nhiễm có thể tăng gấp nhiều lần. Đề nghị các đồng chí quyết liệt ngay từ đầu, những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp đều phải được cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ, tiếp sau là những đồng chí trong khoa cấp cứu... tuyệt đối không sợ thiếu." - ông Khuê nói.

Trước đó, sáng nay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết  tại cuộc họp khẩn giữa Ban Chỉ đạo và Thường trực Chính phủ, bên lề Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Cụ thể qua 55 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, ngày 27/1, các lực lượng chức năng đã vào cuộc thần tốc và phát hiện thêm 82 ca mắc mới.

Đến nay, các lực lượng đã cơ bản khoanh vùng, xác định các đối tượng cần lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương

Theo đó, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bộ Y tế và các lực lượng liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh "mạnh hơn". Phó Thủ tướng nhấn mạnh, do ca bệnh ở Hải Dương có liên quan tới ca bị nhiễm SARS-CoV-2 chủng mới (theo thông tin của phía Nhật Bản), nên cần đặc biệt cẩn trọng, đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng phòng, chống dịch.

Đối với tỉnh Hải Dương, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã lấy 190 mẫu xét nghiệm, cho kết quả 72 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tại Quảng Ninh, các lực lượng chức năng đã tiến hành các biện pháp phong tỏa khu vực Sân bay Vân Đồn, xác định được 355 ca F1; 124 ca F2; 2 ca F3 của bệnh nhân số 1.553, đã công bố sáng 28/1. Kết quả xét nghiệm phát hiện thêm 10 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, lực lượng chi viện của ngành Y tế đã nhanh chóng có mặt tại huyện Chí Linh, Hải Dương, như đã chi viện cho Đà Nẵng trước đó. Theo đó, các lực lượng khẩn trương lấy mẫu nhanh cho các ca F1, F2; xác định các đối tượng tiếp xúc gần với bệnh nhân 1.552, đã công bố sáng 28/1.

Trước đó, bệnh nhân 1.552 (nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam), là công nhân công ty Trách nhiệm hữu hạn POYUN, có địa chỉ thường trú tại Kim Điền, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bệnh nhân có giao tiếp gần với bệnh nhân nữ được phát hiện dương tính sau khi nhập cảnh Osaka (Nhật Bản). Bệnh nhân đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm khẳng định tối 27/1 cho thấy, bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2; đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bệnh nhân 1.553 (nam, 31 tuổi, quốc tịch Việt Nam) là nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, có địa chỉ thường trú tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Do có biểu hiện sốt, ho khan, đau họng, bệnh nhân đã tự đến bệnh viện khám. Bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm tối 27/1 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Ninh khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh./.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.