Làm gì để “chữa” bệnh… hay quên?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Là người giữ “tay hòm chìa khóa” ở một công ty may xuất khẩu lớn nhưng chị Bùi Thúy Hường (37 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) không thể không buồn bực vì thời gian gần đây mình rất đãng trí. 
Có khi ra khỏi nhà vài cây số rồi chị mới nhớ không mang sổ sách kế toán của công ty mà mình mang về nhà làm vật vã cả đêm qua. Còn chuyện quên mang theo ví tiền khi đi chợ là “chuyện thường ngày ở phố huyện”. 
Nghiêm trọng hơn, có lần chị tính nhầm tiền hàng của một mối hàng lớn, dẫn đến thâm hụt một khoản tiền không nhỏ cho công ty đến vài tháng sau mới phát hiện ra. Khi ấy chị chỉ còn cách bỏ tiền túi ra mà… bù vào. Thậm chí không ít lần chị còn mở cốp xe rồi nhét luôn chìa khóa vào trong đó, để rồi phải dắt bộ hàng cây số đến hiệu sửa xe để xử lý…
Theo các chuyên gia y tế, một vài lần quên thì không nghiêm trọng, nhưng nếu “sự quên” ấy diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại trở thành vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm trí nhớ (SGTN) hiện nay, theo các chuyên gia y tế là do áp lực công việc khiến cho các tế bào thần kinh bị mệt mỏi. Nhiều người do công việc căng thẳng, phải thức đêm nhiều dẫn đến mất ngủ kéo dài, khó ngủ, ngủ không sâu giấc…, khi đi làm vào sáng hôm sau cũng hay gặp phải tình trạng lơ mơ, mệt mỏi, không tỉnh táo. 
Tình trạng này kéo dài thành một vòng luẩn quẩn sẽ khiến, người bệnh rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng, dễ tức giận, hay quên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt người phụ nữ phải làm nhiều việc cùng một lúc, vừa đi làm, vừa chăm con, áp lực công việc và trách nhiệm gia đình khiến họ dễ bị căng thẳng, nổi nóng, cáu gắt…, lâu dài gây tổn hại các tế bào thần kinh và dẫn đến SGTN…
Các chuyên gia y tế cho biết, theo y văn, có hai dạng SGTN. Thứ nhất là SGTN do tuổi: Trường hợp này bệnh nhân (BN) khó nhớ tên người mới gặp, quên một việc vừa dự định làm, nhưng những kinh nghiệm và kiến thức thì gần như không bị ảnh hưởng. BN vẫn nhớ được những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu. 
Với tình trạng SGTN do bệnh lý: BN thường quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên, gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận các thông tin mới; hay lặp lại một câu hoặc câu chuyện trong cùng buổi trò chuyện. BN gặp khó khăn trong việc giữ tiền và không thể giữ nếp sống sinh hoạt thường ngày...
Ở hình thức nhẹ, BN có các biểu hiện than phiền về tính đãng trí của mình, trí nhớ có giảm so với tuổi mặc dù nhận thức và hoạt động đời sống vẫn bình thường. Thực tế, bác sỹ Bùi Đức Hiền – chuyên khoa tâm thần, Phòng khám đa khoa Đức Hiền, Hà Đông cho hay, có khoảng 50% số người bị SGTN sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ.
Đây là tình trạng suy giảm mức trí tuệ đã đạt được từ trước. BN sẽ bị SGTN, giảm khả năng xét đoán, định hướng không gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy nhận thức, hành động; ảnh hưởng nặng nề đến chức năng và chất lượng cuộc sống. 
Để đối phó với tình trạng SGTN, bác sỹ Bùi Đức Hiền khuyến cáo, BN phải thường xuyên hoạt động trí não, sống có trật tự, có phương pháp, việc nào ra việc ấy, luôn đọc sách, giao tiếp xã hội, luyện trí nhớ... Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tốt để duy trì khả năng tư duy vì nó thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp oxy và dinh dưỡng cho não. 
Bên cạnh đó, BN cũng phải dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và sinh hoạt điều độ với sự giám sát của người thân hoặc nhân viên y tế, nếu là người bệnh cao tuổi; tập thể dục điều độ, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với tuổi già giúp cho bớt căng thẳng và duy trì các mối quan hệ xã hội có tác dụng tốt để làm chậm quá trình SGTN; tránh lạm dụng cafeine hoặc rượu; dùng các thuốc hỗ trợ đúng cách giúp cho hoạt hóa não và tránh suy thoái thần kinh. Lưu ý, việc dùng các thuốc này cho đối tượng đặc biệt hay quên nên cần có sự giám sát chặt chẽ của người nhà hoặc nhân viên y tế.
Với các BN bị SGTN do bệnh lý, các chuyên gia về thần kinh khuyến cáo, cần giúp cho não bộ được nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn hay nghỉ ngơi giữa giờ cũng làm cho bạn cảm thấy thoải mái và giảm bớt căng thẳng, tăng cường trí nhớ, đóng góp vào thành công của công việc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể hóa giải stress bằng phương pháp thiền hay tập yoga. Đây là cách gỡ bỏ các áp lực tăng khả năng tập trung. 
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh, vận động hợp lý như đi bộ, đạp xe, tập aerobic… cũng giúp tinh thần phấn chấn, sảng khoái và tăng cường sức khỏe. Một biện pháp tập thể dục cho não vô cùng hữu dụng mà bạn không nên bỏ qua đó là đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ tướng hay một loại nhạc cụ nào đó…  Việc não bộ liên tục hoạt động và làm việc sẽ giúp tăng cường trí nhớ vì tăng cường lưu thông máu lên não.
Không chỉ có vậy, cần bồi bổ cho não bằng thực phẩm bổ não như các thực phẩm giàu hoạt chất chống oxy hóa như quả bơ, các loại rau xanh, quả nho… Các thực phẩm giàu omega -3 và các acid béo cũng là nguồn dinh dưỡng có lợi cho các tế bào thần kinh như dầu gan cá, trứng, các loại cá biển…Với những người có nguy cơ bị SGTN thì việc sử dụng thêm các dược liệu có tác dụng bổ não như Đinh lăng và Bạch quả cũng rất quan trọng. 
Đinh lăng theo y học cổ truyền được coi là “Nhân sâm của người Việt” bởi tác dụng tăng cường sinh lực và trí lực, tốt cho thần kinh. Bạch quả thì có tác dụng làm giãn các mao mạch não, tăng tuần hoàn máu não, giàu các hoạt chất chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào thần kinh./.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.