Khuyến cáo lây nhiễm Covid-19 trong môi trường kín

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia cho rằng, về cơ bản các ổ dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia cho rằng, về cơ bản các ổ dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là thông tin đáng lưu ý được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 diễn ra hôm qua (10/5).

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia cho rằng, về cơ bản các ổ dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát, Bộ Y tế phải xây dựng kế hoạch về trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm cho kịch bản số ca mắc Covid-19 tăng cao để trình Chính phủ. Bộ Y tế tham khảo thêm các loại sinh phẩm xét nghiệm của thế giới, đồng thời nghiên cứu các loại sinh phẩm mới được sản xuất trong nước và nhập khẩu để đưa ra giá thành hợp lý. 

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chỉ đạo các Sở Tài chính không để tình trạng nợ đọng trong việc mua các trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm chống dịch, đảm bảo không để thiếu kinh phí trong mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị phòng dịch. “Chiến dịch chống dịch của Việt Nam vẫn luôn tuân thủ là phát hiện sớm, truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch, cách ly, điều trị hiệu quả. Chiến lược này đã giúp Việt Nam thành công trong cuộc chiến chống dịch thời gian vừa qua”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Phó Thủ tướng đánh giá, ít nhất từ giờ đến cuối năm chúng ta chưa thể có vaccine tiêm đại trà cho người dân, nên chưa thể có tác động của vaccine vào miễn dịch cộng đồng một cách đáng kể. Mỗi người, nhất thiết phải tuyệt đối tuân thủ thông điệp 5K, đặc biệt là khẩu trang. Các địa phương phải xử phạt nghiêm người ra nơi công cộng không đeo khẩu trang. “Đeo khẩu trang bao giờ cũng khó chịu nhưng phải đeo. Đây là giải pháp đơn giản nhất, dễ nhận biết ai tuân thủ hay không, nhưng cũng là hiệu quả nhất. Nếu tuân thủ tốt, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục kiểm soát được dịch, sẽ chiến thắng”, Phó Thủ tướng nói.

Gửi lời cám ơn rất nhiều chuyên gia, người dân đã góp ý về các biện pháp chống dịch, Phó Thủ tướng khẳng định: Đến ngày hôm nay, đến giờ phút này Việt Nam vẫn đang chống dịch rất tốt bằng những biện pháp của Việt Nam. Chúng ta phải có lòng tin, kiên trì, tiếp tục chiến lược chống dịch, không lung lay, thay đổi mà phải làm tốt hơn, cập nhật theo tình hình.

Tại cuộc họp, các chuyên gia tập trung phân tích việc lây lan mạnh của virus SARS-CoV-2 từ một số ổ dịch lớn như Bệnh viện K, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Phân tích của các chuyên gia cho thấy, virus SARS-CoV-2 lần này có khả năng lây lan nhanh nên việc xét nghiệm phải thần tốc. “Chúng ta cần đánh giá nguy cơ xem còn các ổ dịch khác hay không mới là việc quan trọng bởi chúng ta mải chống các ổ dịch này mà bỏ lơi các ổ dịch khác thì rất nguy hiểm. Chẳng hạn như vừa qua, chúng ta đã không để ý đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, trong khi nguy cơ rất cao bởi chủng biến thể Ấn Độ, thời gian lây rất nhanh. Chỉ trong 1-2 ngày, các trường hợp F1 nhanh chóng trở thành F0 và chỉ trong vài ngày, F2 cũng trở thành F0, đòi hỏi chúng ta phải hết sức cảnh giác”, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nêu rõ.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chúng ta đang ở trong tình trạng nguy cơ rất cao, khả năng lây nhiễm mạnh. Các trường hợp tiếp xúc trong môi trường kín gần như đều bị lây nhiễm… Muốn chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công” phải phát hiện sớm nguồn lây nhiễm bằng cách đẩy mạnh xét nghiệm tầm soát, sàng lọc nguồn bệnh.

“Chúng ta phải coi xét nghiệm là trọng tâm, trọng điểm phải làm trong lúc này. Tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm cao như cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nhà máy, nơi lưu trú, khu vực tập trung đông người… phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc, phát hiện sớm để ngăn chặn dịch bệnh” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói. Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện có trên 300 giường bệnh trở lên phải có một phòng xét nghiệm khẳng định Realtime-PCR, qua đó, tăng khả năng mua sắm với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.