Hình ảnh hãi hùng vì ăn tiết canh khi mổ lợn đón Tết

Tiết canh chứa liên cầu khuẩn cực kỳ độc hại (Ảnh: Q.Minh)
Tiết canh chứa liên cầu khuẩn cực kỳ độc hại (Ảnh: Q.Minh)
(PLO) - Dịp Tết, nhiều gia đình khi mổ lợn đón năm mới đã dùng tiết canh làm món ăn mà không lường hết những tác hại ghê gớm từ món ăn này.

Mổ lợn làm nhân thịt gói bánh trưng và chế biến những món vào dịp Tết là tục lệ được duy trì nhiều đời nay ở các vùng quê.

Với tâm lý “lợn nhà nuôi nên sạch”, nhiều nhà giữ lại món tiết canh làm quà cuối năm gia đình cùng thưởng thức.

Tuy nhiên, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis) chứa nhiều trong tiết lợn.

Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Nó cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

Trong một đàn lợn khỏe, cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn. Khi lợn bị ốm, sức đề kháng suy giảm, liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn.

Cách nhìn nhận lợn bị liên cầu khuẩn

Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trưng ương khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Nhìn con lợn khỏe mạnh không có nghĩa là con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn nên có những gia đình tự nuôi lợn, thấy lợn rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong.

Khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng có người bị, người không (tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người) mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.

Xem lại một số hình ảnh từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương minh chứng rõ nhất cho tác hại từ món tiết canh:

Những bệnh nhân bị hoại tử do ăn tiết canh (Ảnh: TTT)
Những bệnh nhân bị hoại tử do ăn tiết canh (Ảnh: TTT) 
 
 
 
 
 
Tránh ăn tiết canh để ngày Tết là những ngày vui (Ảnh minh họa)
Tránh ăn tiết canh để ngày Tết là những ngày vui (Ảnh minh họa) 
Các bác sỹ khuyến cáo trong lòng lợn chứa nhiều vi khuẩn
Các bác sỹ khuyến cáo trong lòng lợn chứa nhiều vi khuẩn 
Không nên ăn nem chạo sống

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 82 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 10 người tử vong. Riêng Hà Nội cũng ghi nhận 17 ca mắc, 2 tử vong.

 Căn bệnh này diễn biến nặng, chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi.

Theo thống kê, khoảng 70% trong số bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường vào những tháng gần cuối năm bệnh có xu hướng gia tăng.

Bởi những tháng cuối năm, nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết và nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cuối năm cho đỏ. Vì thế, số ca mắc liên cầu lợn thường tăng lên ở thời điểm này.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.