Hàng triệu thẻ bảo hiểm y tế bị trùng, sót và nhầm lẫn

(PLO) -Theo thống kê, đang có hàng triệu thẻ bảo hiểm y tế bị trùng, sót và nhầm lẫn thông tin, dẫn tới những khó khăn trong việc quản lý và ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi khám chữa bệnh của người dân. Hóa giải thế nào là vấn đề mà các nhà quản lý bảo hiểm y tế  đang phải suy tính…
4 người được cấp hơn chục thẻ bảo hiểm y tế
Tại Hội thảo chính quyền cấp xã và hoạt động lập danh sách quản lý đối tượng cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), Bác sỹ Vũ Xuân Bằng, Phó ban Chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho biết, do việc lập danh sách của các địa phương không “đến nơi đến chốn” đã dẫn đến tình trạng hàng triệu đối tượng BHYT (người nghèo, trẻ em, quân nhân…) ở vùng sâu, vùng xa bị trùng thẻ, bỏ sót hoặc bị nhầm lẫn thông tin. 
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Tài chính y tế (HFG) về tình hình khám chữa bệnh ở một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên cách đây không lâu cũng cho thấy, tình trạng một gia đình chỉ có 4 người nhưng có đến mười mấy cái thẻ BHYT là chuyện rất bình thường. Chỉ tính riêng tỉnh Gia Lai đã có tới gần 50% đối tượng bị trùng thẻ BHYT. Theo ông Đoàn Duy Lâm (HFG), nguyên nhân của tình trạng này là do có quá nhiều đầu mối quản lý nên khi sự việc xảy ra, “ba bề, bốn bên” chả ai chịu trách nhiệm…
Thừa nhận thực trạng trên, ông Nguyễn Hồng Cường, Ban Thu, BHXH Việt Nam nhận xét, bên cạnh nguyên nhân khách quan từ phía các nhà quản lý, một lý do phải kể đến là trách nhiệm và ý thức của những người lập danh sách và chính những người được thụ hưởng chính sách. Để khắc phục, BHXH đã phải chỉ đạo rà soát những đối tượng nói trên, đồng thời tiến hành thu hồi lại số thẻ và trả lại Nhà nước phần kinh phí đó. “Việc làm này không những gây ra sự tốn kém về thời gian, nhân lực và tiền bạc, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh của người dân…” – ông Bằng nhận định.
UBND xã sẽ lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế
Rất nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đưa ra để khắc phục tình trạng hàng triệu thẻ BHYT bị trùng, sót, nhầm lẫn. BHXH Việt Nam đã đưa ra biểu mẫu tờ khai chung với những cột mục đơn giản, dễ hiểu cho người dân kê khai theo hộ gia đình. UBND cấp xã sẽ là đơn vị trực tiếp tiến hành việc lập danh sách. Hiện, phương án nêu trên đã được dự thảo, lấy ý kiến các Bộ, ngành trước khi triển khai áp dụng trong thực tế. 
Cùng với đó, EBHPD cũng đưa ra sáng kiến dùng sổ cái sử dụng phần mềm hỗ trợ để điều tra và quản lý thông tin các đối tượng. Thực tế, nhóm đã tiến hành thử nghiệm mô hình quản lý và cấp thẻ BHYT tại một số phường, xã trên địa bàn Hà Nội và Hà Nam, kết quả cho thấy mô hình đã hỗ trợ rất lớn UBND cấp xã trong việc đáp ứng những yêu cầu do Luật BHYT đặt ra, đặc biệt là khắc phục tình trạng trùng, sót và nhầm lẫn thẻ BHYT. “Mô hình này hy vọng khắc phục được những “lỗ hổng” về BHYT nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân” – TS. Trần Tuấn, đại diện Nhóm EBHPD bày tỏ.
Người dân đến khám bệnh BHYT (ảnh minh hoạ)
 Người dân đến khám bệnh BHYT (ảnh minh hoạ)
Để đạt được hiệu quả cao, theo ông Tuấn, nên giao cho một tổ chức của Nhà nước thực hiện việc thu thập và lập danh sách. Thậm chí, nên có một đội ngũ chuyên trách công việc lập danh sách, bổ sung thông tin về các đối tượng… 
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực hiện theo phương án này, ông Trần Tuấn nhận định sẽ vướng phải không ít khó khăn vì chưa có một nghiên cứu khoa học bài bản, cũng như chưa có đầy đủ thông tin theo yêu cầu các bên, rồi việc thiết lập sổ cái thế nào cho phù hợp cũng đòi hỏi các bên phải tiến hành huấn luyện, thực hiện theo hệ thống…, nhất là vấn đề kinh phí để thực hiện.
Nhưng ông Tuấn tin tưởng: “Nếu làm tốt sẽ tạo một hiệu ứng dây chuyền và thúc đẩy mọi người tham gia thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến trình BHYT toàn dân. Đây cũng sẽ là nguồn cung cấp thông tin cơ bản, không chỉ phục vụ hoạt động quản lý, cấp thẻ BHYT mà cho rất nhiều ngành khác (Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội…)”. 
Tán thành ý kiên trên, bà Nguyễn Thị Thủy, BHXH huyện Sóc Sơn, Hà Nội khẳng định, UBND xã đủ khả năng cấp thẻ cũng như quản lý đối tượng cấp thẻ dựa trên những thông tin được thống kê, cập nhật trong sổ cái. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nâng cao năng lực, đặc biệt là có đủ kinh phí cho mọi hoạt động…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.