Gia tăng nhiều bệnh truyền nhiễm phức tạp ở TP HCM

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nặng được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Chiều 15/12, bác sĩ Lê Hồng Nga –Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) TP HCM, các loại bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu phức tạp như: Tay chân miệng (TCM) sốt xuất huyết (SXH) và Zika.

9 tháng đầu năm ghi nhận có tới 3.917 trường hợp nhập viện vì bệnh TCM, không có trường hợp tử vong nhưng bệnh có diễn tiến tương tự như những năm trước, với số ca bệnh trong tháng 9/2016 tăng 13% so với tháng 8/2016. 

Cũng theo bác sĩ Hồng Nga, tính tới 30/11, thành phố ghi nhận 5.334 ca mắc bệnh TCM, tháng 11 cũng không ghi nhận thêm ổ dịch TCM nào. Tuy nhiên, lo nhất là SXH đang vào mùa. 

Chỉ riêng đầu tháng 12 đã có những biểu hiện cho thấy SXH đã vào đỉnh dịch hàng năm. Tính cho tới thời điểm hiện tại, thành phố đã có 19.021 ca mắc SXH, tăng 6%. Trong tháng 10 có 2.499 ca, tháng 11 có 3.405 ca mắc SXH phải nhập viện. 

Đáng chú ý, 14 ngày đầu tháng 12 đã có 1.418 ca mắc SXH nhập viện. Điển hình hình là tại địa bàn quận 4 và quận 5 chỉ trong nửa tháng 12 đã có số ca mắc SXH bằng cả tháng 11.

Tính đến chiều 15/12, toàn TP HCM ghi nhận có 133 trường hợp nhiễm vi rút Zika được xác định, trong đó có 17 thai phụ đang được theo dõi theo quy định. Trong số 133 trường hợp nhiễm vi rút Zika có 81 trường hợp đã qua 28 ngày theo dõi. Số người mắc Zika đã xuất hiện tại 23/24 quận huyện, tại 75 phường, xã. 

Theo BS Hồng Nga, nhiều nơi, vẫn còn hiện tượng người dân thiếu ý thức diệt lăng quăng, phòng chống dịch bệnh. Vào cuối tháng 11 vừa qua, thành phố cũng phát hiện ổ dịch Quai bị tại trường Tiểu học Tân Xuân, Phường Tân Thới Đông, huyện Hóc Môn với 30 ca trong 10 lớp. 

Trước tình hình dịch bệnh như trên, BS Hồng Nga đề xuất, lực lượng YTDP các địa phương cần tập trung nhiều giải pháp đồng bộ phòng chống dịch, đặc biệt là giám sát chống dịch SXH và Zika. 

Việc xử lý ổ dịch không chỉ phun thuốc, khoanh vùng diệt ổ nguy cơ SXH, Zika mà quan trọng là điều tra giám sát dịch tễ, ca bệnh, phun hoá chất có sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Tất cả mọi trường hợp được báo ngay cho trạm y tế để tiếp cận, điều tra, xử lý ổ dịch, điều trị kịp thời cho người bệnh.Cán bộ y tế thuộc các Trạm y tế địa phương sắp tới đây sẽ được hướng dẫn, cập nhật thông tin dịch bệnh theo danh giới tới cấp tổ dân phố trong việc quản lý, giám sát ổ dịch nguy cơ( cả SXH và Zika), nhằm khoanh vùng sát hơn, có biện pháp khẩn trương ứng đối và phù hợp với công tác y tế dự phòng địa phương.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.