Gần 25% dân số Việt Nam bị huyết áp cao

Gần 25% dân số Việt Nam bị huyết áp cao
(PLO) -  Nhân dịp Ngày Phòng chống Tăng huyết áp Thế giới (World Hypertension Day) 17/5, Manulife và Hiệp hội Tim mạch Thế giới công bố giải pháp đơn giản để phòng chống bệnh cao huyết áp – vốn được coi là “kẻ sát nhân thầm lặng” vì không có những triệu chứng cảnh báo cụ thể.

Theo số liệu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), tại châu Á, nơi chiếm một nửa dân số thế giới, nhiều quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh cao huyết áp khá cao, điển hình như Mông Cổ 31%, Nepal 27%, Ấn Độ 25%, Campuchia 24% và Indonesia gần 24%. Trong đó, tỷ lệ này ở Việt Nam là 23,4%.

Điều đáng lưu ý là bệnh này “không chừa một ai”, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, không phân biệt điều kiện kinh tế, giới tính hay môi trường địa lý. Theo tạp chí y khoa The Lancet, hiện nay, trên thế giới cứ 4 người lớn lại có 1 người bị cao huyết áp và dự báo tới năm 2025 sẽ có thêm 1,5 tỷ người bị mắc bệnh này.

Huyết áp cao nguy hiểm ở chỗ nó là một trong những yếu tố chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ - hai trong số những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Trên thực tế, không có nhiều người nhận ra mình đang bị cao huyết áp. Theo International Society for Hypertension (Hội Tăng huyết áp Quốc tế), chỉ khoảng 50% số người bị tăng huyết áp nhận thức được tình trạng của mình.

Manulife và Hiệp hội Tim mạch Thế giới chia sẻ một số giải pháp giảm huyết áp hiệu quả:

·       Vận động: Cố gắng dành ít nhất 30 phút vận động mức độ vừa phải, 5 lần mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ, khiêu vũ, bơi lội, làm việc nhà hoặc chơi thể thao, bất cứ hoạt động nào cũng tốt cho sức khỏe.

·       Điều chỉnh chế độ ăn uống: Giảm lượng đường, muối, chất béo và thực phẩm chế biến sẵn. Ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau củ mỗi ngày. Nếu có uống rượu bia, bạn cần kiểm soát chặt chẽ để giảm bớt lượng đồ uống có cồn.

·       Không hút thuốc: Không hút thuốc lá là một trong những việc tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện sức khoẻ tim mạch.

·       Kiểm soát cân nặng: Tình trạng béo phì hoặc dư cân cũng góp phần tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

Chỉ số bạn cần biết

2 chỉ số đánh giá huyết áp – huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương – tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Phân loại huyết áp:

Bình thường: Huyết áp tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80

Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 120 tới 139 hoặc huyết áp tâm trương 80 tới 89

Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu trên 140 hoặc huyết áp tâm trương trên 90

Báo động: Khi huyết áp tâm thu trên 180 hoặc huyết áp tâm trương trên 110, cần tham vấn bác sĩ ngay.

Lưu ý, nếu đang trong quá trình điều trị tăng huyết áp, nhớ mang theo thuốc kể cả khi bạn thấy mọi thứ vẫn ổn và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiến sĩ David Wood, Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Thế giới, khuyến cáo thêm: “Các bạn nên đến gặp bác sĩ để đo huyết áp thường xuyên. Việc này không mất nhiều thời gian và không hề đau đớn chút nào. Thậm chí, nó còn giúp bạn bảo toàn mạng sống nữa, bởi giờ đây bệnh cao huyết áp hoàn toàn có thể phòng chống và chữa trị. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và điều chỉnh những thói quen không tốt cho sức khỏe”. 

Nếu không có kế hoạch phòng ngừa từ sớm, bệnh cao huyết áp sẽ tạo ra gánh nặng cho chính bạn và gia đình, thậm chí đối với cả nền kinh tế và xã hội. Hãy hành động ngay hôm nay và đừng quên những thay đổi nhỏ tạo nên tác động lớn.

Các hoàn động tuyên truyền nhân Ngày Phòng chống Tăng huyết áp Thế giới là một phần trong chương trình hợp tác giữa Manulife và Hiệp hội Tim mạch Thế giới. Trong khuôn khổ hợp tác này, Manulife tài trợ cho chiến dịch World Heart Day (Ngày Tim mạch Thế giới) trong vòng 3 năm với mục tiêu nâng cao nhận thức và tăng cường nỗ lực phòng chống bệnh tim mạch để đến năm 2025 giảm được 25% tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch trên toàn cầu.

Bệnh tim mạch được coi là nguyên nhân tử vong số 1 trên thế giới, cướp đi 17,5 triệu mạng sống mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch có thể cải thiện tình trạng sức khoẻ, tránh xa “lưỡi hái tử thần” nhờ thay đổi lối sống, cụ thể là chế độ ăn uống, tập thể dục và hạn chế hút thuốc. Vì thế, Manulife quyết định hợp tác với Hiệp hội Tim mạch Thế giới với mong muốn điều này được nhận thức rộng rãi trong xã hội để cải thiện sức khoẻ tim mạch.

Trong chiến dịch Ngày Tim mạch Thế Giới, một số hoạt động tiêu biểu đã được triển khai trên toàn cầu như kêu gọi mọi người chia sẻ bí quyết để có trái tim khỏe mạnh, lan tỏa thông tin hữu ích về bệnh tim mạch trên mạng xã hội… Đặc biệt, hơn 40 toà nhà biểu tượng, địa danh nổi tiếng thế giới như màn hình Nasdaq ở Quảng trường Thời đại (Mỹ), Sky Tower (New Zealand), vòng quay khổng lồ Singapore Flyer… đồng loạt chuyển sang màu đỏ rực nhân Ngày Tim mạch Thế giới 29/9/2017.

Anil Wadhwani, Tổng Giám đốc Manulife Châu Á, nhận định: “Huyết áp cao và bệnh tim mạch đang là những vấn đề nghiêm trọng đối với hàng triệu người dân tại các nước Châu Á có sự hiện diện của Manulife. Là một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn trên thế giới, chúng tôi mong muốn giúp mọi người có một cuộc sống vẹn toàn hơn. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng phối hợp cùng Hiệp hội Tim mạch Thế giới để giúp nhiều người thay đổi và tiến tới lối sống lành mạnh hơn”.

Để tìm hiểu thêm về chiến dịch World Heart Day, vui lòng truy cập www.worldheartday.org

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.