Du khách Trung Quốc bị sốt cao ở Đà Nẵng do bệnh gì?

Khu vực cách ly, nơi điều trị cho một bệnh nhân người Trung Quốc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh Người lao động.
Khu vực cách ly, nơi điều trị cho một bệnh nhân người Trung Quốc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh Người lao động.
(PLVN) - Sáng 16/1, ông Nguyễn Thành Trung, PGĐ BV Đà Nẵng, nơi đang điều trị cách ly các du khách Trung Quốc, cho biết các xét nghiệm ban đầu cũng như lâm sàng của bệnh nhân nam SN 1997 hiện không có triệu chứng của viêm phổi. 

“Bệnh nhân bị sốt siêu vi”, bác sĩ Trung nói. Sốt siêu vi là cách nói khác mô tả sốt do virus gây ra. 

Mẫu dịch ngoáy họng và huyết thanh của bệnh nhân này đã được gửi đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm tìm tác nhân gây sốt. Theo BS Trung, sức khỏe của bệnh nhân hiện bình thường, vẫn phải ở phòng cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur.

Nam bệnh nhân này là một trong hai du khách từ TP Vũ Hán, Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam có biểu hiện sốt  ngày 14/1. Trường hợp thứ hai là bé trai SN 2016 đi cùng chuyến bay, cùng đoàn du lịch với người này. Khi làm thủ tục nhập cảnh, bé sốt 37,5 độ C, cơ quan kiểm dịch y tế cho nghỉ ngơi tại phòng cách ly. Em bé sau đó hết sốt và được nhập cảnh như người bình thường, theo dõi ngoài cộng đồng.

PGĐ Sở Y tế Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng cho biết tiếp tục giám sát tình hình sức khỏe của hai bệnh nhân Trung Quốc và các hành khách ngồi gần họ trên chuyến bay. Đà Nẵng cũng chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị, hóa chất... sẵn sàng chống dịch khi có bệnh lây lan.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh tại nội địa nào, tuy vậy nguy cơ cao viêm phổi lây truyền do nhu cầu giao lưu thương mại, du lịch với Trung Quốc. Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương có cửa khẩu lớn giáp với Trung Quốc, chủ động chống bệnh xâm nhập.

Như PLVN đã phản ánh, bệnh viêm phổi cấp tính tại Vũ Hán bắt đầu khởi phát vào ngày 31/12/2019 với 41 người nhập viện. Một người sau đó tử vong. Bệnh lây lan nhanh đến Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...

Mười ngày sau ca bệnh đầu tiên, các nhà khoa học mới xác định được thủ phạm gây viêm phổi cấp tính là một chủng virus chưa từng biết đến thuộc họ virus Corona. Đây là họ virus gây bệnh hô hấp và tiêu hóa, trong đó có chủng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như SARS, MERS... Virus mới được đặt tên là nCoV, hiện chưa có phác đồ điều trị. 

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.