Đề nghị Công An vào cuộc điều tra vụ “thánh cô” ở cổng Bệnh viện K

Người phụ nữ (mặc áo màu đỏ) tự nhận mình có khả năng chữa bách bệnh
Người phụ nữ (mặc áo màu đỏ) tự nhận mình có khả năng chữa bách bệnh
(PLO) - Lãnh đạo Bệnh viện K Trung ương xác nhận có một đối tượng tự xưng là “Thánh cô chữa bách bệnh” đến trước cổng bệnh viện, huyên thuyên nói về việc chữa bệnh bằng phương pháp phản khoa học.  Bệnh viện đã gửi công văn đến CA. Thành phố Hà Nội để yêu cầu điều tra làm rõ động cơ của người phụ nữ này.
Nhiều ngày qua, trước cổng bệnh viện K (Hà Nội) người dân xôn xao khi thấy một người phụ nữ trung tuổi, ngồi trên vỉa hè, ăn mặc lòe loẹt, tự “quảng cáo’ mình có thể chữa khỏi bệnh ung thư với phương thức cho người bệnh uống nước thánh, truyền năng lượng, mút trán, phun nước vào mặt, có lúc là hôn lên bệnh nhân, có khi là cầm cả hai tay người bệnh úp vào ngực mình để truyền “năng lượng”.
Người phụ nữ này đang truyền “năng lượng” điều trị bệnh
Người phụ nữ này đang  truyền “năng lượng” điều trị bệnh 
Tiếp nhận được phản ánh trên, phóng viên đã liên hệ với PGS.TS Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K.
Bác sỹ Thuấn xác nhận, trường hợp người phụ nữ tự xưng chữa bách bệnh trước cổng viện K trong những ngày qua là có thật, bệnh viện đã có Công văn gửi công an Thành phố Hà Nội để phối hợp xử lý làm rõ động cơ của người phụ nữ này.
PGS.TS Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K trao đổi với PV
PGS.TS Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K  trao đổi với PV
Công văn Bệnh viện K gửi Công an Thành phố Hà Nội nêu rõ: “Từ ngày 3/10, tại cửa Bệnh viện xuất hiện một số đối tượng lợi dụng danh nghĩa từ thiện, nhưng thực chất là tuyên truyền mê tín dị đoan, lợi dụng sự cả tin của người bệnh để truyền bá cách thức chữa bệnh thần bí không khoa học, dẫn đến việc tụ tập làm mất trật tự an ninh trước cửa Bệnh viện, gây tâm lý hoang mang cho không ít người bệnh và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện K”.
Ông Thuấn nhấn mạnh: “Vì đây là trường hợp hành nghề mê tín dị đoan ngoài bệnh viện, nên việc xử lý rất khó khăn. Bệnh viện cần phối hợp với lực lượng chức năng để giải quyết dứt điểm trường hợp này tránh gây hoag mang, nhầm tưởng cho bệnh nhân”
Vị Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết thêm, những lời quảng cáo và cách thức chữa bệnh của người phụ nữ nêu trên hoàn toàn phản khoa học. 
“Hiện nay để chữa bệnh ung thư thì dùng các phương pháp như: phẫu thuật, hóa chất và dùng thuốc. Việc áp dụng theo phương pháp nào hay kết hợp các phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Việc phát hiện ung thư càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Người dân không nên tin vào các phương pháp không chính thống như cúng bái, xoa bóp hay dùng nước thanh, vì việc tin theo các phương pháp này, ngoài việc đánh mất cơ hội điều trị khoa học thì người bệnh còn tốn rất nhiều tiền của”, bác sỹ Thuấn khẳng định.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, từ chiều ngày 13/10, người phụ nữ tự xưng “Thánh cô chữa bách bệnh” đã không còn xuất hiện ở cổng bệnh viện K./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.