Danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả năm 2020

Sửa đổi, bổ sung ghi chú 16 loại thuốc được BHYT chi trả. Ảnh minh họa
Sửa đổi, bổ sung ghi chú 16 loại thuốc được BHYT chi trả. Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).

Cấu trúc danh mục thuốc và phân hạng sử dụng

Theo đó, Thông tư số 01 sửa đổi, bổ sung một số nội dung hướng dẫn về cấu trúc danh mục thuốc và phân hạng sử dụng. Cụ thể, trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện dịch vụ kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được sử dụng thuốc để thực hiện dịch vụ kỹ thuật đó (bao gồm cả những thuốc quy định tại hạng bệnh viện cao hơn). Theo đó, cơ sở khám, chữa bệnh tổng hợp, gửi danh mục thuốc cho cơ quan bảo hiểm xã hội để làm cơ sở thanh toán.

Về Tổ chức thực hiện, Vụ BHYT (Bộ Y tế) có trách nhiệm đề xuất và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chí xây dựng Danh mục thuốc. Đồng thời, cập nhật, điều chỉnh Danh mục thuốc bảo đảm đáp ứng với nhu cầu điều trị và phù hợp với khả năng thanh toán của Quỹ BHYT.

Bên cạnh đó, Thông tư 01 sửa đổi, bổ sung tên thuốc, đường dùng, ghi chú của một số thuốc và mở rộng hạng bệnh viện của một số thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, cụ thể: 05 tên thuốc gồm Prothionamid (số thứ tự 330); Pinene + camphene + cineol + fenchone + borneol + anethol (số thứ tự 425); Etamsylat (số thứ tự 449); Felodipin + metoprolol tartrat (số thứ tự 518); Thiamazol (số thứ tự 799).

Đồng thời, sửa đổi đường dùng của 03 thuốc: Imatinib, Nilotinib - dùng đường uống; dung dịch lọc máu dùng trong thận nhân tạo (bicarbonat hoac acetat) - dùng đường dung dịch thẩm phân.

Bổ sung ghi chú 16 loại thuốc

Ngoài ra, Thông tư 01 sửa đổi, bổ sung nội dung ghi chú của 16 loại thuốc. Cụ thể: Thuốc lmatinib, số thứ tự 390, Quỹ BHYT thanh toán điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn (CML) hoặc u mô đệm dạ dày ruột (GIST), thanh toán 80%. 

Thuốc Nilotinib, số thứ tự 391, Quỹ BHYT thanh toán điều trị bệnh bạch cầu tủy mạn (CML) không dung nạp hoặc kháng lại với thuốc Imatinib, thanh toán 80%. 

Thuốc Lansoprazol, số thứ tự 670, Quỹ BHYT thanh toán theo chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc chỉ định dự phòng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực.

Thuốc Omeprazol (số thứ tự 675), Esomeprazol (số thứ tự 676), Pantoprazol (số thứ tự 677), Rabeprazol (số thứ tự 678) thì Quỹ BHYT thanh toán theo chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc chỉ định dự phòng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực. 

Tinh bột Este hóa (hydroxyethyl starch), số thứ tự 474, Quỹ BHYT thanh toán điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu cấp khi sử dụng dịch truyền đơn thuần không cải thiện lâm sàng, điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế.

Đối với các loại thuốc Atorvastatin (số thứ tự 566), Fenofibrat (số thứ tự 571), Simvastatin (số thứ tự 577) thì trạm y tế xã và Quỹ BHYT thanh toán theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu của Bộ Y tế. 

Thuốc L-Ornithin-L-aspartat, số thứ tự 729, Quỹ BHYT thanh toán điều trị bệnh não do gan từ giai đoạn 02 trở lên theo hệ thống phân loại West Haven.

Thuốc Liraglutide, số thứ tự 787, Quỹ BHYT thanh toán 30% cho người bệnh đái tháo đường típ 02 đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau: Trên 40 tuổi, BMI > 23, mắc đái tháo đường típ 02, có bệnh lý tim mạch hoặc tăng huyết áp; không kiểm soát đường huyết (HbA1C>9) sau thời gian 03 tháng; suy thận nồng độ CrCl <59 ml/phút;...

Thuốc Immune globulin, số thứ tự 803 (cột số 8), Quỹ BHYT thanh toán điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn không đáp ứng với corticoid, hội chứng Guillain Barre, bệnh Kawasaki; điều trị nhiễm trùng nặng có giảm IgG; điều trị thay thế cho bệnh nhân thiếu hụt IgG; điều trị bệnh tay-chân-miệng; điều trị phơi nhiễm sởi, điều trị sởi khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh hoặc viêm não theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi của Bộ Y tế.

Thuốc Ranibizumab số thứ tự 856 (cột số 8), Quỹ BHYT thanh toán điều trị tại khoa mắt của các bệnh viện hạng đặc biệt; bệnh viện chuyên khoa mắt hạng I, II; Bệnh viện Hữu Nghị, Thống Nhất và C Đà Nẵng đối với đối tượng theo Hướng dẫn số 52-HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại bệnh viện.

Còn thuốc Galantamin, dạng tiêm, số thứ tự 938 (cột số 8), Quỹ BHYT thanh toán điều trị: Bệnh lý thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn vận động trong trường hợp người bệnh nội trú; Liệt vận động sau khi mắc bệnh tủy sống; Mất khả năng vận động sau đột quỵ, liệt não ở trẻ em; Liệt ruột và bàng quang sau phẫu thuật; Giải độc Atropin và chất tương tự Atropin”.

Về quy định chuyển tiếp, Thông tư 01 quy định, trường hợp người bệnh có thẻ BHYT vào nội trú sau ngày 31/12/2018 nhưng trước ngày 01/03/2020 và còn đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT cho đến khi người bệnh ra viện, bao gồm cả việc kê đơn thuốc cho người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú.

Những nội dung sửa đổi, bổ sung trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2020.   

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.