Cộng đồng mua máy thở cho bệnh nhi nhiễm sởi

Bơm tiêm điện do nhóm ủng hộ được sử dụng trong khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Lan Lê.
Bơm tiêm điện do nhóm ủng hộ được sử dụng trong khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Lan Lê.
(PLO) - Hơn 2 ngày kêu gọi, anh Minh và chị Lan (Hà Nội) nhận gần 500 triệu đồng ủng hộ. Họ mua máy thở và máy bơm tiêm điện tặng cho 3 bệnh viện có nhiều người trị sởi.
Sáng 17/4, anh Đỗ Ngọc Minh (làm việc trong lĩnh vực thời trang) kêu gọi trên trang cá nhân, nhờ bạn bè mỗi người ủng hộ một ít tiền để mua máy thở tặng cho Bệnh viện Nhi trung ương. Dự định ban đầu của anh và người bạn Lê Lan là quyên góp 27 triệu để mua 3 máy thở công suất nhỏ (CPAP), hy vọng giúp được các bệnh nhi phần nào trong khả năng nhanh nhất.
Anh Minh cho biết, ý tưởng mua máy thở tặng bệnh viện xuất phát từ việc người bạn có con bị sởi biến chứng thành suy hô hấp, đưa vào Bệnh viện Nhi trung ương phải dùng đến máy thở mà máy không đủ cung cấp cho bệnh nhân. Khi status được đưa lên, anh nhận được hàng trăm lượt chia sẻ. Nhiều người nhanh chóng chuyển tiền về tài khoản, mong góp một phần dập tắt dịch sởi.
Lời kêu gọi ủng hộ của anh Đỗ Minh đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng. Ảnh: Facebook.
 Lời kêu gọi ủng hộ của anh Đỗ Minh đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng. Ảnh: Facebook.
Ngay trong chiều 17/4, chiếc máy thở CPAP đầu tiên được mua và chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương. Ba ngày sau, số tiền quyên góp được gần 500 triệu đồng, anh chị quyết định mua thêm máy thở và máy bơm tiêm điện mỗi loại 12 chiếc. Các máy được phân phát cho 3 nơi có số người điều trị sởi cao nhất là Bệnh viện Nhi trung ương, Xanh Pôn và Nhiệt đới Trung ương.
"Dù có thông tin các viện đã được cấp tiền để mua sắm thiết bị, nhưng qua trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị tại đây, chúng tôi được biết để xong các thủ tục phê duyệt giải ngân nhập máy phải mất vài tuần. 
Tình hình đang nguy cấp, việc trao 12 máy mỗi loại như trên có tác dụng kịp thời trong việc góp phần dập bớt dịch", chị Lan nói. Sau khi trao máy cho các bệnh viện, số tiền còn dư nhóm sẽ tặng một số gia đình nghèo chăm con bị sởi ở những bệnh viện này.
Chị Lê Lan làm thủ tục bàn giao máy thở cho bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Lan Lê.
 Chị Lê Lan làm thủ tục bàn giao máy thở cho bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Lan Lê.
Chị Lan cho hay, họ còn nhận được sự góp sức từ các doanh nghiệp bán thiết bị. Chiếc máy thở đầu tiên có giá thị trường là 19 triệu đồng. Sau khi biết mục đích mua máy, phía bán hàng đã giảm giá còn 16 triệu đồng. Giá máy bơm tiêm điện cũng được giảm từ 18 xuống 15 triệu đồng. Xúc động hơn, có bà mẹ con vừa mất vì sởi tặng 50 triệu đồng ủng hộ với mong muốn không có thêm trường hợp nào giống con mình.
Máy thở CPAP đã được Hội đồng bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương thẩm định và khẳng định dùng tốt cho trẻ. Máy này công suất nhỏ, là loại không dùng ống thở đưa vào mũi khiến trẻ đau đớn và dễ nhiễm trùng. Máy phù hợp với các bệnh nhi mới nhiễm sởi, nhưng nếu không được chăm sóc kịp thời thì sẽ thành nặng.
"Ngay sau khi tặng máy, một bệnh nhi có triệu chứng khó thở đã thử nghiệm thành công. Cháu được hút đờm và cho sử dụng vài tiếng vào buổi sáng. Sức khỏe bé tiến triển tốt và cho chuyển khoa khác vì khoa Truyền nhiễm thiếu giường, để dành cho các cháu bệnh nặng", bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương trao đổi với nhóm.
Các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn, cũng cho biết những máy mà nhóm trao tặng đều phát huy tác dụng. Đặc biệt máy thở sử dụng tốt, giúp tình trạng bệnh nhi không tăng nặng thêm.
Trước các ý kiến cho rằng không nên vận động quyên góp vì đây là trách nhiệm của Chính phủ, anh Đỗ Minh cho rằng mạng người quan trọng hơn, nhất là các em bé nên phải cứu người trước. Anh cũng vui vì kết quả kêu gọi thành công ngoài sức tưởng tượng.
Trên các diễn đàn, fanpage về trẻ thơ, nhiều tình nguyện viên đứng ra kêu gọi cộng đồng cùng giúp sức. Sau hai ngày kêu gọi, nhóm tình nguyện Chung tay gồm hơn 200 thành viên quyên góp được hơn 30 triệu đồng. Nhóm sẽ trực tiếp đến Bệnh viện Nhi trung ương trao tiền hỗ trợ cho các gia đình nghèo và chia sẻ với những cha mẹ có con xấu số, bị mất trong dịch sởi.
Không chỉ người dân, giới nghệ sĩ cũng tích cực quan tâm đến tình hình bệnh sởi. Trên trang cá nhân, ca sĩ Lưu Hương Giang kêu gọi bạn bè, khán giả lập quỹ ủng hộ các gia đình khó khăn có con nhỏ đang nguy kịch vì sởi. Sau gần một ngày kêu gọi, nữ ca sĩ nhận được gần 100 triệu đồng. Trên Facebook, vợ chồng cô cho biết ngày 23/4 sẽ đi trao tận tay những gia đình nghèo ở Bệnh viện Nhi trung ương.
Đại diện Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, từ tuần trước đã bắt đầu tiếp nhận nhiều tài trợ dành cho bệnh nhi mắc sởi. Nhiều cá nhân, đoàn thể tới trao tặng tiền, máy tiêm truyền, máy tạo oxy cho đến các vật dụng sinh hoạt như bỉm, sữa... Đến nay vẫn chưa có thống kê cụ thể. 
Ngày 18/4, Bệnh viện này thông báo đã có đầy đủ trang thiết bị, thuốc men cũng như kinh phí để cứu chữa cho các bệnh nhân tại đây, do vậy "xin phép được ngừng chương trình kêu gọi hỗ trợ trang thiết bị cho bệnh viện".
Từ đầu năm đến nay xuất hiện hàng nghìn ca sởi trẻ em và người lớn, rải rác tại nhiều tỉnh thành. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội), cơ sở điều trị tuyến cuối tại miền Bắc, số trẻ nhập viện quá đông dẫn đến tình trạng lây chéo, biến chứng nặng rất nhiều. Đến ngày 21/4 đã có 119 trẻ tử vong liên quan đến sởi tại 4 cơ sở điều trị ở Hà Nội, trong đó chủ yếu là tại Bện viện Nhi trung ương.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.