Cô bé mắc bệnh bạch cầu ngay khi ra đời

Mỗi ngày, Melissa Belba (Mỹ) luôn nói: 'Chào buổi sáng, con yêu mẹ', và khoe vết sẹo trên cơ thể như một biểu tượng của sự dũng cảm chiến thắng bệnh tật.

Erjona, mẹ của Melissa Belba, đã phát hiện dấu hiệu sức khỏe bất thường ngay từ khi con sinh ra - 28/1/2015. Cô đã trải qua 9 tháng thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng Melissa Belba lại ra đời với những vết bầm tím khắp cơ thể và sốt 40 độ. Các xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu của Melissa cao hơn bình thường rất nhiều và cô bé được chuyển tới bệnh viện Wolfson Children để kiểm tra kỹ hơn.

Một tuần sau, Melissa được chẩn đoán mắc bạch cầu cấp dòng tủy (AML), căn bệnh ác tính do clone của tế bào tạo máu gốc, tức tế bào non hoặc tế bào tương đương với tế bào non chiếm từ 20% tế bào có nhân trong máu ngoại biên hoặc trong tủy xương trở lên. Bé phải nhập viện lập tức để bắt đầu hóa trị ngay trong ngày nhận được kết quả.

Melissa luôn vui vẻ, lạc quan dù phải chiến đấu với bệnh tật từ khi mới ra đời.

Melissa mắc bệnh bạch cầu từ khi mới ra đời. Ảnh:Ejona Belba

Mẹ của Melissa rất sốc trước thông tin này vì cô nghĩ ung thư sẽ không thể xảy ra ở một đứa trẻ sơ sinh. Những ngày đầu tiên nhận điều trị là khoảng thời gian khó khăn nhất. Các bác sĩ chưa từng thấy trường hợp nào giống như Melissa, cô bé bị nặng đến mức họ không chắc chắn về liều lượng thuốc mà cơ thể bé có thể chịu đựng.

Sau nhiều đợt hóa trị, bệnh tình của Melissa dần thuyên giảm nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị để ngăn ngừa ung thư tái phát. Cô bé đã hoàn toàn khỏi bệnh và được trở về nhà lần đầu tiên sau 6 tháng trị khắc nghiệt.

Tuy nhiên, 2 tháng sau xuất viện, Melissa lại có những triệu chứng bất thường như nôn nao, không ăn, không ngủ trong thời gian dài. Lo lắng căn bệnh quái ác quay trở lại lần nữa, Erjona đã đưa con trở lại bệnh viện. Cô nhận được "tin tức tồi tệ thứ hai trong cuộc đời" - Melissa mặc bệnh cơ tim do quá trình thực hiện hóa trị. Từ đó, cô bé thường xuyên phải sử dụng thuốc điều trị, trợ tim và cố gắng tăng cân. 

Melissa (váy trắng) luôn vui vẻ, lạc quan dù phải chiến đấu với bệnh tật nhiều năm. Ảnh: Ejona Belba

Melissa (váy trắng) luôn vui vẻ, lạc quan dù phải chiến đấu với bệnh tật nhiều năm.Ảnh:Ejona Belba

Những điều tồi tệ tiếp tục tới khi Melissa bắt đầu bị nhiễm trùng tai, ho, sốt và nôn mửa. Các xét nghiệm cho thấy thuốc không còn hiệu quả. Cô bé cần nhập viện để chờ thay tim mới. Erjona kể lại: "Mọi thứ rất đáng sợ, tôi đã thực sự tuyệt vọng vì Melissa chưa từng có một ngày sống như một đứa trẻ bình thường". 

Gia đình Belba được thông báo phải chờ một năm để tìm được tim hiến tặng cho bé nhưng chỉ sau hai tháng, họ đã nhận được tin tức tốt nhất trong cuộc đời mình, bệnh viện đã tìm được người hiến và trái tim hoàn toàn phù hợp với Melissa. Vì vậy, cô bé đã thực hiện cấy ghép tim vào đầu năm 2019.

Hiện Melissa đã có thể chạy nhảy, ăn uống vui vẻ như những đứa trẻ 4 tuổi bình thường khác, lạc quan và trân trọng những gì cuộc sống đã ban tặng. Erjona cũng khẳng định: "Melissa là một cô bé hạnh phúc dù đã trải qua rất nhiều điều tồi tệ".

Đọc thêm

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.