Chuyện về những cán bộ y tế “Lần theo dấu vết”

Chuyện về những cán bộ y tế “Lần theo dấu vết”
(PLO) - Có mặt tại Khoa Điều trị bệnh Hemophilia (bệnh rối loạn chảy máu) của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, phóng viên thấy thật bất ngờ khi có nhiều em nhỏ đang được điều trị tại đây.

Đáp lại sự thắc mắc ấy, bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa Điều trị Hemophilia chỉ cười nhẹ nhàng rồi cho biết: “Được nhìn thấy nhiều em nhỏ đang điều trị bệnh Hemophilia ở đây là chứng tỏ nhiều trường hợp bệnh đã được phát hiện, cũng đồng nghĩa với việc mạng sống của những em nhỏ ấy đã được bảo vệ. Vì căn bệnh này chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng gây chảy máu không cầm được rồi dẫn đến tử vong. Trong đó, nhiều trường hợp các em tử vong khi tuổi còn rất nhỏ”.

Bác sĩ Mai kể lại nhiều trường hợp đáng tiếc vì căn bệnh này mà tử vong. Đó là những cái chết mà nguyên nhân nghe có vẻ rất vô lý nhưng lại là chuyện bình thường đối với những ai mắc bệnh. “Một cậu bé tuổi còn rất nhỏ, mới lên 2 - 3 tuổi thôi nhưng chẳng may bị con muỗi đốt vào bộ phận sinh dục cũng dẫn đến chảy máu không cầm được rồi tử vong. Một người chị cõng đứa em nhỏ, trên tay cầm theo chiếc lược nhỏ, vô tình chiếc lược gây xước vào người em dẫn đến chảy máu không cầm được cũng khiến cho người em ấy mất mạng. Và còn rất, rất nhiều trường hợp tử vong một cách đáng tiếc cũng chỉ vì căn bệnh này”, bác sĩ Mai cho biết.

Vì nguyên do đó mà bác sĩ Mai đã cùng với GS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thực hiện đề án “Lần theo dấu vết”, đi tìm những người mang trong mình căn bệnh Hemophilia để điều trị cho họ, giúp họ chống chọi lại với “tử thần”. Họ đã không quản ngại khó khăn, dù công việc bận rộn, dù đường sá xa xôi miệt mài đi tìm dấu vết về căn bệnh hết năm này sang năm khác. Đến liên hệ địa phương, tìm về gia đình người bệnh để tư vấn, rồi thuyết phục họ chữa trị, sau đó lại lên phác đồ điều trị và hỗ trợ họ về thuốc men, kỹ thuật… trong nhiều năm qua, GS. Trí và BS. Mai đã kịp thời phát hiện và điều trị, giữ lại sự sống cho hàng trăm, hàng nghìn người mang bệnh máu khó đông.

Bên cạnh bác sĩ Mai, GS. Trí còn biết bao vị lương y như từ mẫu hết lòng vì bệnh nhân. Chỉ tiếc là đâu đó vẫn còn một vài cá nhân làm hoen ố thanh danh của ngành Y như vụ nhân viên y tế của Bệnh viện K cầm cả xấp phong bì dày từ bệnh nhân hay vụ  một nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai “nấu cháo” điện thoại và có thái độ khiếm nhã với bệnh nhân mới đây. 

Biết rằng những hình ảnh ấy đã làm cho bộ mặt ngành Y có đôi chỗ bị méo mó trong lòng của người đi khám bệnh. Nhưng mong người bệnh đừng vội bi quan vì ngành Y vẫn còn rất nhiều y, bác sĩ vừa có tài vừa có đức như bác sĩ Mai, như GS. Trí. Và hơn hết, chất lượng y tế của nước ta đang ngày càng tiến bộ. Hay như lời một bác sĩ gửi gắm: “Nếu thấy có những hiện tượng xấu xí kia, người dân cứ thẳng thừng phản ánh và góp ý. Hành động đó không phải “trù dập” ai đó, mà là để cùng nhau tiến bộ”.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.