Chuyện thoát chết thần kỳ của bác sĩ Trung Quốc nhiễm Covid - 19

Bác sĩ Feng Chuncui (phải) chụp ảnh cùng 2 bệnh nhân nhiễm virus corona trong phòng bệnh. (Ảnh: SCMP)
Bác sĩ Feng Chuncui (phải) chụp ảnh cùng 2 bệnh nhân nhiễm virus corona trong phòng bệnh. (Ảnh: SCMP)
Nữ bác sĩ tại bệnh viện ở Trung Quốc đã may mắn thoát chết và hồi phục sức khỏe sau khi bị phát hiện nhiễm virus corona từ những ngày dịch chưa bùng phát.

Feng Chuncui là bác sĩ phụ khoa làm việc tại Bệnh viện Trung tâm Hiếu Cảm, cách thành phố Vũ Hán khoảng 60 km.

Thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc là nơi bùng phát dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19), khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người bị lây nhiễm.

Vào ngày 10/1, Feng gặp một bệnh nhân bị sốt và khuyên người này tới phòng khám sốt. Feng cũng không chắc liệu có phải cô đã bị nhiễm virus từ bệnh nhân này trong lần tiếp xúc rất hạn chế đó không.

Feng phát hiện ra một trong số các đồng nghiệp của cô bị xác nhận nhiễm virus corona ngay trước Tết nguyên đán. Vào thời đó, Feng vẫn bình tĩnh và chưa bao giờ nghĩ rằng cô sẽ nhiễm bệnh.

“Nghĩ lại, tôi đã quá lạc quan và đánh giá thấp virus lạ này”, nữ bác sĩ chia sẻ.

Ngày 23/1, một ngày trước đêm giao thừa, Feng vẫn làm việc theo ca 24 tiếng. Sáng 24/1, Feng rời bệnh viện và lái xe về nhà.

“Có lẽ vì tôi là bác sĩ, nên sự nhạy cảm của tôi về mức độ nguy hiểm của virus cao hơn phần lớn những người khác. Vì thế khi tôi về nhà, tôi đã nói với chồng tôi rằng chúng tôi cần ở cách xa nhau khoảng 1 mét rưỡi. Đồng thời tôi cũng gọi điện cho bố mẹ tôi, những người đã ngoài 80 tuổi, và những người thân khác, nói với họ rằng tôi không thể ăn bữa tối cùng họ được nữa vì tôi có thể lây bệnh cho họ”, Feng nhớ lại.

Ngày 25/1, bác sĩ Feng cảm thấy hơi chóng mặt và bắt đầu ngạt mũi. Đây là những triệu chứng rất giống với cảm lạnh. Trực giác nói với Feng rằng cô có thể đang ở giai đoạn đầu của việc nhiễm virus corona.

Dù lúc đó chưa chắc chắn đã bị nhiễm virus hay chưa, nhưng vì đã xuất hiện các triệu chứng nên Feng vẫn uống thuốc amoxicillin và thảo dược Trung Quốc để giảm bớt sự khó chịu trong cơ thể. Ngoài ra, Feng cũng gọi điện thêm cho người thân và bạn bè của mình, nhắc nhở họ ở trong nhà và tránh tham gia bất kỳ cuộc tụ họp nào.

Ngày 26/1, bác sĩ Feng cảm thấy sức khỏe của mình thậm chí còn tệ hơn.

“Họng tôi đau và toàn bộ cơ cũng đau nhức, nhưng tôi không bị sốt. Tôi ngay lập tức thông báo cho cấp trên của tôi, đó là báo cáo thường kỳ vì tôi dự định quay trở lại làm việc vào ngày hôm sau. Cấp trên của tôi khuyên tôi tới bệnh viện để làm một số xét nghiệm tổng quát. Tất cả đều cho kết quả âm tính”, bác sĩ Feng cho biết.

“Sức khỏe là vô giá”

Sau một giấc ngủ ngon, Feng cảm thấy khỏe hơn vào sáng hôm sau. Tuy nhiên đây chỉ là cảm giác đánh lừa. Nữ bác sĩ sau đó cảm thấy đau họng tới mức không thể nói được.

Sáng 27/1, Feng xét nghiệm họng và đợi cả cả ngày để chờ lấy kết quả. Cô cảm thấy rất lo lắng và hy vọng kết quả sẽ là âm tính.

“Nhưng vào khoảng 8 giờ tối, tôi được thông báo đã nhiễm virus. Tôi vẫn bình tĩnh sau khi nhận kết quả, sau đó lặng lẽ thu dọn đồ đạc trong văn phòng. Cuối cùng tôi nhập viện vào khoảng 11 giờ đêm hôm đó”, bác sĩ Feng nhớ lại.

Feng cho biết lúc đầu khi mới nhập viện, cô cảm thấy “vui hơn buồn”, vì cô có thể giữ khoảng cách với người thân và tránh lây nhiễm cho họ. Nhưng khi một y tá tới và hỏi về tình trạng sức khỏe của cô, nữ bác sĩ đột nhiên “gục ngã” và khóc trên vai đồng nghiệp.

“Từ sâu thẳm trong tim mình, tôi thực sự lo lắng, vì virus này có khả năng lây nhiễm rất cao và có thể dẫn tới cái chết. Bố mẹ tôi ngoài 80 tuổi rồi và họ cần tôi chăm sóc. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi đổ bệnh và tôi phải nằm ở đây? Nhưng các bác sĩ và y tá giúp tôi cảm thấy tốt hơn, và tôi biết tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thật mạnh mẽ”, bác sĩ Feng chia sẻ.

Các bác sĩ đã sử dụng thuốc kháng virus, kháng viêm và sức khỏe của Feng dần tốt lên. Tuy nhiên, hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy phổi của cô bị nhiễm trùng. Điều này khiến Feng sợ hãi và có một chút lo sợ. Cô cũng ngạc nhiên rằng tại sao phổi của cô ngày càng tệ hơn, trong khi các chỉ số khác đều ổn.

Ngày 5/2, bác sĩ Feng tiến hành thêm một xét nghiệm họng nữa và nhận được kết quả âm tính. Cô ở lại bệnh viện thêm vài ngày cho tới khi phổi hồi phục hoàn toàn.

Ngày 12/2, Feng được xuất viện. Cô chỉ mang theo một vài vật dụng cần thiết và không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

“Khi tôi lái xe về nhà sau khi rời bệnh viện, thế giới của tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi có thể thấy toàn bộ thành phố Hiếu Cảm bị phong tỏa, chỉ có cảnh sát và nhân viên an ninh trên đường, kiểm tra những người qua lại. Còn trong tim tôi, đó là khởi đầu mới cho cuộc đời của tôi, một cuộc đời sống sót qua dịch bệnh. Nghĩ về thử thách này khiến tôi khóc rất nhiều. Cảm giác được sống rất tuyệt vời, và sức khỏe thực sự vô giá”, bác sĩ Feng chia sẻ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.