Chuyên gia tư vấn cách chọn thực phẩm sạch khi đi chợ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Theo ThS. Lê Thị Hải nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực tế hiện nay, dù có “thông thái” đến mấy người tiêu dùng cũng không thể biết là rau có "ngậm" chất độc hại hay không. Vì thế, bà khuyến cáo, người tiêu dùng cần có kiến thức khi đi chợ. 

Bác sĩ Lê Thị Hải cho rằng, về mắt thường, rất khó để phân biệt cá bị nhiễm độc kim loại nặng hay nhiễm độc loại gì. Muốn phân biệt được phải xét nghiệm thì mới biết được... 

Việc cơ quan chức năng phát hiện chất cấm Salbutamol gấp 5 lần mức cho phép trong lô thịt lợn “sạch” (đạt chứng nhận VietGAP) cũng khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại. 

Đề cập về vấn nạn này, bác sĩ Hải chia sẻ, trên thực tế, cũng có giống lợn lai thịt nạc, tuy nhiên phần lớn hiện nay người ta dùng chất Salbutamol tiêm vào, trộn trong thức ăn để tạo nạc cho lợn. 

Để thực phẩm trở nên bắt mắt với người tiêu dùng, một số người sản xuất còn dùng chất vàng ô (là một chất nhuộm, dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy, sơn…) để cho vào thực phẩm… 

Theo bác sĩ Hải, với thực tế hiện nay, dù có “thông thái” đến mấy người tiêu dùng cũng không thể biết là rau này có phun thuốc trừ sâu hay có dùng thuốc kích thích hay không. 

Vì thế, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người tiêu dùng cần có kiến thức khi đi chợ. 

Ví dụ như về rau quả, không nên mua trái mùa, mua những loại rau bất thường như xanh quá, to quá, mướt quá, không nên chọn những loại rau dễ bị ngộ độc, nên mua củ quả ăn. 

Về thịt, không nên mua thịt nạc quá. Lớp mỡ sát bì cũng không nên mua, nên mua loại thịt có lớp mỡ dày từ 1,5 - 2cm. Thịt sạch sẽ không có dịch chảy ra còn thịt nhiễm Salbutamol sẽ có chất dịch màu vàng. 

Nếu măng bị nhuộm chất vàng ô khi đem rửa và luộc thì nước rửa và luộc măng cũng có màu vàng. 

Về cá, nếu bị nhiễm độc, hình dáng con cá bị biến dạng đi, thường là phần đầu to, phần đuôi quắt lại, phần thân thì gồng lên…

Những thông tin trên được chia sẻ tại buổi tư vấn trực tuyến: “Giữ sức khỏe trước cơn bão thực phẩm bẩn” do Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức sáng qua (13/5).

4 tháng 1.368 ngộ độc thực phẩm 

Theo Bộ Y tế, chỉ trong 4 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra gần 30 vụ ngộ độc thực phẩm làm trên 1.368 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 4/2016, đã xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm làm 375 người bị ngộ độc. 

Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trong tuần cuối của tháng 4, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho 10 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm, tăng gấp 4-5 lần so với thời gian trước… 

Sau khi xem xong một đoạn phóng sự về quá trình chế biến thực phẩm “bẩn”, PGS. TS. Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K cũng không tránh khỏi rùng mình. 

Theo ông Thuấn, có nhiều loại hóa chất tồn dư trong thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sức khoẻ tùy thuộc vào loại hóa chất thời gian tiếp xúc có thể gây ngộ độc. Thực phẩm có tồn dư hóa chất thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây nôn, buồn nôn, hệ thần kinh, hô hấp, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, gây ảnh hưởng tới hệ sinh sản hay gây quái thai. Nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây ung thư… 

Cũng theo PGS. TS. Trần Văn Thuấn, nguyên nhân gây ung thư rất nhiều. Trong đó có những nguyên nhân từ bên ngoài (khoảng 80%), bao gồm thuốc lá, dinh dưỡng không hợp lý, ô nhiễm, các bệnh mạn tính, nhiễm trùng như viêm gan B gây xơ gan, ung thư gan, nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung, nhiễm HP gây ung thư dạ dày... Ngoài ra còn có một số hoá chất khác cũng gây ung thư như thuốc trừ sâu, dioxin… 

Trước vấn nạn thuốc trừ sâu, diệt cỏ được người trồng rau sử dụng bừa bãi trên các loại rau rồi bán cho người tiêu dùng, ông Thuấn cho biết, đây là nguyên nhân gây ung thư từ bên ngoài. Vì nếu không tuân thủ đúng quy trình trồng trọt sẽ gây hại cho sức khoẻ, về lâu dài sẽ gây bệnh ung thư (thuốc trừ sâu có thể gây ung thư hạch, giáp trạng, ung thư gan...).

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.