Chủ quan vết xước ở chân, mất cả trăm triệu điều trị

Những vết thương từ bật móng đến bùn đất trong khe chân hay vết xướt nhỏ đến mức không để ý tới đều có thể là “mầm họa” khiến người bệnh nhiễm trùng uốn ván, lên cơn co giật, đe dọa tính mạng và phải điều trị lâu dài với chi phí cả trăm triệu đồng.
3 ca uốn ván nhập viện trong một đêm
Ngày 15/3, khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) tiếp nhận liền lúc 3 ca uốn ván trong tình trạng toàn thân co cứng, tăng trương lực cơ, xuất hiện cơn co giật, phải cấp cứu mở nội khí quản, thở máy.
Nằm trên giường bệnh, xung quanh  là máy móc, dây thở… bệnh nhân Đ.T.T (57 tuổi, Vũ Thư, Thái Bình) vẫn đang trong cơn co giật, toàn thân co cứng. Bệnh nhân này được đưa đến viện sau 3 ngày xuất hiện hiện tượng trên.
Bệnh nhân uốn ván thường phải trải qua 4 tuần điều trị vì co giật, phải thở máy... với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng. Ảnh: H.Hải
Bệnh nhân uốn ván thường phải trải qua 4 tuần điều trị vì co giật, phải thở máy... với chi phí lên đến cả trăm triệu đồng. Ảnh: H.Hải 
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó 9 ngày, khi đi chân đất trên đường làng, bà T dẫm phải đinh. Đinh đâm vào ngón chân cái bàn chân phải nhưng nông, không quá đau đớn nên bà tự mua oxy già về rửa. Sau vài ngày, vết thương cũng đã se miệng, bà ăn uống bình thường, sức khỏe không có dấu hiệu gì đặc biệt. Tuy nhiên, đến ngày thứ 6, các triệu chứng cứng hàm, co cứng toàn than bỗng dưng xuất hiện. Sau 3 ngày điều trị cảm mạo, trị gió theo dân gian không đỡ, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tỉnh và chuyển ngay lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương), với những người nông dân, lao động chân tay, uốn ván không phải là căn bệnh quá xa lạ, họ đều biết tuy nhiên không ai nghĩ mình bị vì chuyện xước xát chân tay là thường xuyên, vết thương rất nhỏ thậm chí họ còn không để ý đến.
Một bệnh nhân khác, anh L.T.N ( 47 tuổi Thuận Thành, Bắc Ninh) cũng đang trong tình trạng nguy kịch vì cái vết thương nhỏ mà chính bệnh nhân cũng không nhớ tới. Chị H, vợ bệnh nhân cho biết, khi dựng xe máy, xe đổ vào mu bàn chân, chỉ hơi sưng với một vết xước da nhỏ khoảng 2cm. Vết thương nhỏ đến mức anh N chẳng bận tâm, không băng rửa, vẫn rửa chân, đi lại bình thường để rồi sau 1 tuần, các triệu chứng khó há miệng, rồi co cứng toàn thân, co giật đột ngột xuất hiện, gia đình vội đưa đi cấp cứu.
Theo BS Cấp, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng trên dưới 100 ca uốn ván, hầu hết là am giới ở độ tuổi lao động và phụ nữ cao tuổi vì không được tiêm phòng, tiêm phòng đã lâu.
“Đáng nói, qua thực tế điều trị, khai thác tiền sử thì có đến 1/3 ca bệnh do những tổn thương không đáng kể, thậm chí người ta không để ý đến như bị sâu răng, bị bùn đất nhét vào kẽ chân, sưng tấy. Chính vì những tổn thương nhỏ không đáng kể nên người dân chủ quan. Còn với những người bị chấn thương lớn lại ý thức đi tiêm phòng uốn ván nên không bị bệnh”, BS Cấp cho biết.
Mất cả trăm triệu đồng điều trị uốn ván
BS Cấp cho biết, trước đây, bị uốn ván tỉ lệ tử vong rất cao, lên tới 30%. Hơn chục năm trở lại đây, nhờ những tiến bộ trong điều trị nên tỉ lệ tử vong giảm xuống còn dưới 5%. Tuy nhiên, để cứu được một bệnh nhân bị uốn ván phải điều trị tích cực ít nhất 4 tuần, với chi phí cả trăm triệu đồng, chưa kể chi phí, nhân lực mà gia đình bệnh nhân phải bỏ ra trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tại viện.
Đặc biệt trong dịp này, việc điều trị cho bệnh nhân uốn ván gặp nhiều khó khăn bởi một loại thuốc gây mê chỉ định dùng cho những trường hợp uốn ván nặng không được các công ty dược cung ứng, do loại thuốc này có trong danh mục các loại thuốc dùng trong tử hình tử tù. Vì thế, việc không chế cơn co giật của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.
BS Cấp cho biết, vi khuẩn uốn ván có sức sống rất mãnh liệt, từ đun sôi đến phơi nắng đều không chết. Khi xâm nhập vào vết thương, đặc biệt vết thương dập nát nhiều, môi trường thiếu ô xy (kị khí) thì nha bào uốn ván thoát vỏ phát triển thành vi khuẩn uốn ván, nhân lên tiết ra các độc tố mà không hề gây sưng nề. Đó là lý do vết thương có thể khô, đóng kín miệng nhưng độc tố vẫn phát triển và gây bệnh.
Trong khi đó, vi khuẩn nha bào uốn ván có nhan nhản ở mọi nơi, từ đất, cát, môi trường có nhiều phân súc vật. Vì thế, khi bị những tổn thương dù nhỏ như bong dập móng chân do vấp ngã, do ngã sát tay, chân, do rơi vật nặng vào chân… dù vết thương không nặng nề, nhưng người bệnh phải xử lý vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương, cắt lọc hết phần dập nát, rửa sạch bằng dung dịch sát trùng. Nếu vết thương có nguy cơ nhiễm trùng phải dùng kháng sinh.
Bên cạnh việc xử lý vết thương, bệnh nhân nên đi tiêm vắc xin để phòng nguy cơ uốn ván, tốt nhất tiêm cả huyết thanh phòng uốn ván (tức là kháng thể có sẵn, bảo vệ ngay trong 7 ngày đầu) và vắc xin phòng uốn ván (sau khoảng 1 tuần mới có tác dụng, tiếp tục bảo vệ cơ thể thay cho hiệu quả của huyết thanh cũng vừa hết).

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...