Chơi hoa chẳng khác nào “chơi” thuốc độc?

Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe.
Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe.
(PLO) - Là một người rất yêu hoa và trong khoản ngân sách chi tiêu gia đình thường xuyên có một khoản dành cho việc mua hoa cắm trang trí, nhưng mới đây chị Mai Thị Phương ở khu đô thị An Khánh, Hà Nội đã phải cân nhắc xem xét lại tình yêu đối với hoa của mình. 

“Tôi vừa cho con đi khám bác sĩ sau khi thấy cháu có hiện tượng mẩn ngứa và ho khan lâu dài. Bác sĩ cho biết cháu bị dị ứng với một loại hóa chất nào đó đang hiện hữu trong môi trường sống. Nghe bác sĩ nói tôi chợt nhớ có lần mua hoa ly về cắm, tôi vừa cho hoa vào lọ để lên bàn xong thấy đầu mình choáng váng, cảm giác nôn nao kéo dài cả ngày. Có lẽ là do hoa được phụ hóa chất tăng trưởng, kích thích nở to... Hoa bây giờ đẹp nhưng độc quá, chắc tôi phải hạn chế dần thú vui chơi hoa của mình” - chị Phương cho biết.

Thực ra điều mà chị Phương lo ngại không phải là không có thật bởi ai cũng biết một số vùng trồng hoa chuyên canh quanh Hà Nội là những nơi tiêu thụ thuốc trừ sâu số lượng lớn. Theo nhiều chuyên gia, với tần suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, người chơi hoa chẳng khác nào “chơi” thuốc độc.

Trước việc lạm dụng quá mức hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) cho hoa của các nhà vườn như hiện nay, TS. Nguyễn Thị Nhung, Viện Bảo vệ thực vật khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng trong việc cắm hoa tươi trong nhà như phòng ngủ, bàn ăn,… để tránh mùi hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ nên cắm hoa ở nơi thoáng mát, có cửa sổ, tránh tiếp xúc lâu với hoa bằng việc ăn, ngửi, làm đẹp hoặc trực tiếp dùng tay chuốt lá để hạn chế chất độc ngấm vào cơ thể.

Số liệu tính toán cho thấy, hàng năm, Việt Nam phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và cũng là quốc gia lạm dụng thuốc trừ sâu khá lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực cây ăn quả và trồng hoa. Theo số liệu của Viện Tài nguyên Môi trường quốc tế, khối lượng hoạt chất thuốc BVTV trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam là 2kg, trong khi Thái Lan 1,8kg/ha, Bangladesh 1,1kg/ha, Senegal 0,2kg/ha. Gần như 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sử dụng thuốc trừ sâu và trung bình mỗi năm tiêu thụ từ 15.000- 25.000 tấn. 

Sức khỏe người lao động - đôi bên cùng bỏ ngỏ?

Có một thực tế ai cũng biết rằng, chính việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp đã làm tăng số lượng người lao động (NLĐ) tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe. Không ai còn ngỡ ngàng trước thông tin, người dân các vùng trồng hoa tỉ lệ mắc các bệnh nan y, ung thư chiếm rất cao và kéo theo đó là bi kịch về mất mát người thân, thiệt hại về học tập, kinh tế của mỗi gia đình. Và đây là một trong những vấn đề đau đầu của ngành LĐTBXH, Y tế trong vấn đề bảo vệ an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ.

Theo bà Lương Mai Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, mặc dù trong năm 2017 có 24 tỉnh, thành thực hiện khám phát hiện được 30/34 loại bệnh nghề nghiệp, 295.443 trường hợp NLĐ tiếp xúc yếu tố có hại được khám bệnh nghề nghiệp và có 4 loại bệnh nghề nghiệp mới được tổ chức khám trong năm 2017 là bệnh bụi phổi Talc nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc thủy ngân; bệnh giảm áp nghề nghiệp; bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp, nhưng “người sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe NLĐ” vẫn là khẳng định chắc chắn.

Theo đó, hiện có tới trên 80% cơ sở lao động chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động và chưa tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Vì thế môi trường lao động chưa thực sự đảm bảo. Số các trường hợp phát hiện bị bệnh nghề nghiệp chưa có xu hướng giảm đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra còn nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp cũng được phát hiện như cơ xương khớp, tim mạch, căng thẳng thần kinh, tâm lý. Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe.

Cũng theo bà Mai Anh, đáng lo ngại là vậy từ phía người sử dụng lao động, nhưng bản thân NLĐ hiện nay vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận quyền lợi được pháp luật bảo hộ về chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc, nặng tâm lý coi trọng việc làm, nên chưa biết bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, nhất là lao động tại các cơ sở sản xuất nhỏ, tư nhân. Mặc dù Luật An toàn vệ sinh lao động  quy định lao động tự do, lao động gia đình, người làm nông, ngư nghiệp cũng được quyền làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho đối tượng lao động làm việc trong khu vực không có hợp đồng lao động (HĐLĐ). Trong khi lực lượng lao động không có HĐLĐ chiếm hơn 60% dân số lao động.

Vấn đề sức khỏe NLĐ cùng bị đôi bên bỏ ngỏ như vậy, nhưng các chế tài thanh tra, xử phạt có nhiều nội dung về vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động cũng chưa được quy định. Theo bà Mai Anh, mức xử phạt hành chính chính đối với các vi phạm về vệ sinh lao động quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động còn thấp hơn nhiều so với kinh phí mà người sử dụng lao động phải bỏ ra để thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Và cũng thấp hơn nhiều so với mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thế nên tâm lý phổ biến của người sử dụng lao động sẽ là không chấp hành, chấp nhận bị xử phạt vì ít tốn tiền hơn. Bên cạnh đó, các quy định về xử phạt theo từng mức độ tuân thủ của cơ sở lao động là chưa cụ thể, nên người sử dụng lao động lợi dụng kẽ hở đó để đối phó, bất chấp vi phạm và sẵn sàng chi trả khi bị thanh, kiểm tra.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.