Cần nhận biết sớm nhiễm trùng đường tiểu

Cần nhận biết sớm nhiễm trùng đường tiểu
(PLO) -Nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm trùng tiết niệu) gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi chiếm một tỉ lệ đáng kể. Bệnh cần phát hiện sớm để điều trị, nếu không có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.
 

Đường tiểu bao gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận, trong đó có 2 niệu quản và 2 quả thận (bên trái và bên phải). Mọi nguyên nhân làm cản trở đường tiểu, tổn thương đường tiểu đều có thể gây nên nhiễm trùng đường tiểu.

Một số nguyên nhân

Nói đến nhiễm trùng tức nói đến vai trò của vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, virút). Có trên 80% nhiễm trùng đường tiểu là do vi khuẩn, điển hình nhất là vi khuẩn họ đường ruột như: E.coli, Proteus, Citrobacter, Enterobacter, Klebsiella. Một số loại cầu khuẩn cũng có khả năng gây nhiễm trùng đường tiểu như: tụ cầu vàng (S. aureus), tụ cầu da (S. epiderpimidis), tụ cầu hoại sinh (S. saprophyticus) và lậu cầu (N. gonorrhoeae).

Ngoài ra, vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia gây bệnh chủ yếu ở niệu đạo có biểu hiện các triệu chứng tương tự như vi khuẩn lậu (gọi là lậu không phải lậu). Bên cạnh tác nhân chính gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn còn có nhiều yếu tố thuận lợi hoặc có nguy cơ cao để bị nhiễm trùng đường tiểu.

Đó là mọi yếu tố làm cản dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ở niệu đạo, lỗ đái đều có khả năng gây nhiễm trùng đường tiểu như sỏi đường niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo gặp nhiều ở người có tuổi) hoặc do hẹp bao quy đầu ở nam giới (gặp ở trẻ em trai hoặc nam giới trưởng thành do quá trình sống không biết đó là hẹp bao quy đầu) hoặc do u chèn ép (u bàng quang hoặc u tiền liệt tuyến ở nam giới, nhất là người tuổi cao).

Một số trường hợp do tổn thương niêm mạc đường tiểu (viêm nhiễm, tác động cơ học do đặt ống thông tiểu, soi thăm dò đường tiểu, tán sỏi, nong niệu đạo), u xơ tiền liệt tuyến (nam giới tuổi cao), các khối u trong đường tiểu (ung thư bàng quang, ung thư thận) hoặc u ngoài đường tiểu chèn ép hoặc do liệt hoặc tai biến mạch máu não (các yếu tố nguy cơ cao này gặp chủ yếu ở người cao tuổi).

Ở nữ giới do lỗ tiểu gần với âm hộ, hậu môn là 2 nguồn có nhiều vi sinh vật gây bệnh rất dễ bị lây nhiễm gây viêm đường tiểu. Mặt khác một số nữ giới thường nhịn tiểu, nhất là các vị tuổi đã cao.

Nhận biết

Nói đến nhiễm trùng, biểu hiện của bệnh bao giờ cũng có sốt. Sốt trong các trường hợp nhiễm trùng tức là có sự tấn công của vi sinh vật và phản ứng của cơ thể, cho nên khi bị nhiễm trùng đường tiểu bao giờ cũng có sốt, ngay cả nhiễm trùng mạn tính (thường sốt nhẹ).

Sốt thể hiện thân nhiệt tăng cao nhiều hay tăng cao ít còn tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nhưng trong các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu, sốt bao giờ cũng có, đôi khi chỉ hơi sốt nhẹ. Tuy vậy, với người cao tuổi sức yếu, nằm lâu, ít vận động có thể không sốt.

Kèm theo sốt là đau bụng. Triệu chứng đau bụng ở vị trí nào của vùng bụng cũng có thể tùy thuộc vào tổn thương nhiễm trùng ở vị trí nào của đường tiểu. Khi thấy sốt và đau bụng ngang vùng thắt lưng, có thể do nhiễm trùng ở thận hay ở niệu quản nhưng khi bị nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, sẽ có đau bụng dưới (hạ vị) là chính.

Đau bụng vùng tương xứng với thắt lưng và có sốt, nếu phía bên phải ngang với hố chậu phải cần cảnh giác với viêm ruột thừa (hoặc vừa bị nhiễm trùng đường tiểu vừa bị viêm ruột thừa trong cùng một thời gian). Hay gặp nhất của đau bụng dưới là nhiễm trùng đường tiểu ở vị trí thấp như viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiểu dưới thường đau âm ỉ và kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó, người cao tuổi bị viêm tiết niệu thường có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, tiểu khó (buồn đi tiểu nhưng không tiểu được) và có thể tiểu đau, buốt, nước tiểu có thể dục, có thể màu hồng (tiểu ra máu đại thể).

Một số trường hợp viêm đường tiểu do sỏi, triệu chứng đau có khi rất dữ dội (ví dụ cơn đau quặn thận). Đau do sự kích thích của sỏi tác động vào hệ thần kinh niêm mạc đường tiểu hoặc do ứ trệ nước tiểu hoặc do tổn thương niêm mạc đường tiểu bởi sự viêm nhiễm.

Ngoài sốt, đau bụng, các triệu chứng kèm theo của sỏi tiết niệu là đái rắt, đái buốt, đái đục, đái mủ, thậm chí có máu (do sỏi là tổn thương niêm mạc đường niệu), đó là những dấu hiệu thường có trong nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là viêm bàng quang, viêm niệu đạo, người cao tuổi nên chú ý.

Nếu nhiễm trùng niệu đạo do vi khuẩn lậu hay do vi khuẩn Chlamydia hoặc vi khuẩn Mycoplasma, thường diễn biến cấp tính, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển thành mạn tính. Tuy nhiên các loại nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, người cao tuổi rất ít gặp.

Viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi nếu không phát hiện và điều trị tốt có thể đưa đến một số biến chứng rất nguy hiểm như  viêm thận, bể thận cấp tính hậu quả là suy thận, áp-xe quanh thận. Viêm đường tiết niệu cũng có thể đưa đến nhiễm trùng huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Làm gì khi nghi ngờ viêm tiết niệu ?

Việc trước tiên là cần đi khám để được xác định bệnh, trên cơ sở đó sẽ được điều trị càng sớm càng tốt để bệnh chóng khỏi không để trở thành mạn tính hoặc biến chứng. Cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên chủ quan xem thường hoặc ngại không uống thuốc hoặc uống thuốc không đủ liều hoặc tự mua thuốc điều trị.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng viêm tiết niệu, người cao tuổi nên cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1,5 - 2 lít). Không nên nhịn tiểu, bởi vì, nếu làm như vậy nước tiểu sẽ ứ đọng trong bàng quang rất dễ nhiễm trùng ngược dòng.

Nên vận động cơ thể hàng ngày để tiểu tiện được bình thường. Hàng ngày cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận vùng kín, với phụ nữ không dội nước (hoặc xịt nước) từ phía sau ra phía trước để tránh đưa chất bẩn từ hậu môn vào đường tiết niệu và bộ phận sinh dục ngoài.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.