Cấm uống rượu bia tại công viên, trạm dừng nghỉ đường cao tốc, sân vận động?

Cấm uống rượu bia tại công viên, trạm dừng nghỉ đường cao tốc, sân vận động?
Theo đề xuất của Bộ Y tế, ngoài các địa điểm quy định trong Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, sẽ có 5 địa điểm công cộng khác không được uống rượu, bia...
Điều 3, Chương II "Quy định chi tiết một số điều chi tiết một số biện pháp giảm tiêu thụ và quản lý việc cung cấp rượu, bia" nêu rõ về địa điểm công cộng không được uống rượu, bia.
Theo đó, ngoài các địa điểm quy định các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 10 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng khác không được uống rượu, bia bao gồm: Công viên; Trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, nhà chờ xe buýt; Rạp chiếu phim, nhà hát; Sân vận động, nhà thi đấu thể thao.

Nghị định cũng quy định về quản lý việc quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ, dự thảo quy định, các trường hợp được quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18h đến 21h hằng ngày, bao gồm: Quảng cáo rượu, bia của đơn vị tài trợ tại địa điểm tổ chức chương trình đại hội thể thao, giải thi đấu thể thao quy mô khu vực, châu lục hoặc thế giới tổ chức tại Việt Nam được phát sóng trực tiếp trên báo nói, báo hình;

Quảng cáo rượu, bia trên phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân thủ các quy định sau đây: Kích thước biển quảng cáo thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phương tiện quảng cáo; bảo đảm khoảng cách tối thiểu là 500m tính từ điểm đặt phương tiện quảng cáo đến khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi, trừ trường hợp biển hiệu của cơ sở kinh doanh rượu, bia. Trường hợp đã có quảng cáo rượu, bia trên phương tiện quảng cáo ngoài trời trong phạm vi trên trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được thực hiện hoạt động quảng cáo đến khi hết hợp đồng quảng cáo trên.

Quảng cáo rượu, bia phải có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia bảo đảm các quy định sau đây: Cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm một trong các nội dung: "không được lái xe khi đã uống rượu, bia", "người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia", "không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi", "rượu, bia có hại cho thai nhi", "phụ nữ mang thai không uống rượu, bia", "uống rượu, bia có thể gây xơ gan", "uống rượu, bia có thể gây ung thư";

Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải đáp ứng quy định  có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia và phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Báo Đảng Cộng sản Việt Nam

Gia tăng ca mắc sởi trên thế giới, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh

(PLVN) -  Thời gian gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Trước tình hình này, ngày 19/3, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày đã có công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.