Bộ Y tế kiến nghị cân nhắc tuyển sinh ‘bác sĩ Kinh Công’

Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. (Ảnh: TG/Vietnam+)
Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. (Ảnh: TG/Vietnam+)
Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế Nguyễn Minh Lợi cho biết: “Nếu Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa đáp ứng đầy đủ với các tiêu chí chuyên môn, Bộ Y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ GD-ĐT và cơ sở đào tạo cân nhắc việc tuyển sinh”.
Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế Nguyễn Minh Lợi trả lời VietNamNet xung quanh trả lời của Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về việc trường vừa được cho phép tuyển sinh ngành Y và dược.
PV: Ông có ý kiến gì sau những giải thích của lãnh đạo Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tại cuộc họp báo hôm thứ 7 vừa qua. Thực tế là trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ vừa đào tạo, vừa bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cho việc đào tạo y đa khoa, dược học. Theo ông chất lượng đào tạo sẽ ra sao khi các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa hoàn thiện như vậy?
Ông Nguyễn Minh Lợi: Chúng tôi cho rằng hiện nay trường chưa tuyển sinh, chưa đào tạo thì chưa có căn cứ để trả lời chất lượng đào tạo sẽ ra sao. Tuy nhiên, theo chúng tôi, vừa rồi, dư luận đã lên tiếng thì với trách nhiệm xã hội cũng như để giữ thương hiệu của mình, Trường không thể không thực hiện các phương án đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, hai Bộ đang trao đổi để có kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo theo yêu cầu của các năm học theo đúng kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành. Điều này đã được lãnh đạo Bộ GD-ĐT nêu rõ trong cuộc họp báo của Chính phủ tuần trước.
Có nên tiếp tục để trường Kinh doanh được phép mở ngành và thử nghiệm tuyển sinh trong thời gian tới?
Việc mở ngành của Trường là đúng quy định hiện hành theo Thông tư số 08 của Bộ GD-ĐT. Trường cũng đã tham khảo đề xuất của Bộ Y tế để chuẩn bị và sẽ phải hoàn thiện theo sự thống nhất về yêu cầu chất lượng của 2 Bộ trước khi tuyển sinh. Bộ GD-ĐT sẽ xem xét chặt chẽ vấn đề này.
Trong trường hợp nếu ông vẫn cho rằng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa đủ điều kiện để đào tạo y, dược, thì trách nhiệm của Bộ Y tế đến đâu, và trách nhiệm của Bộ GD-ĐT là gì?
Ở đây cũng phải khẳng định là nếu chiếu theo Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT thì Trường đã vượt so với yêu cầu. Tuy nhiên, như trên đã nói nếu Trường chưa đáp ứng đầy đủ với các tiêu chí chuyên môn Bộ Y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ GD-ĐT và cơ sở đào tạo cân nhắc việc tuyển sinh.
Hai Bộ cũng sẽ thường xuyên kiểm tra, kể cả tổ chức các đoàn chuyên gia độc lập, đồng thời cũng sẽ nghiên cứu bổ sung các quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu đặc thù của ngành y. Đó cũng là một tiến trình tất yếu.
Tới đây, hai Bộ có cần bàn lại với nhau về những tiêu chí mở ngành y, dược? Nếu phải thay đổi, thì đó là những thay đổi nào?
Hai bộ đang phối hợp để bàn về vấn đề trên. Những thay đổi là nâng cao yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên, cơ sở thực hành trong và ngoài trường, nhất là bệnh viện thực hành và các điều kiện cơ sở vất chất đảm bảo cao nhất cho việc dạy, học, thực hành theo hướng đổi mới và hội nhập.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.