Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất, nhiều thay đổi

Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất, nhiều thay đổi
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong phác đồ cập nhật lần 5, Bộ Y tế đưa ra nhiều thay đổi về chẩn đoán, điều trị cũng như tiêu chuẩn xuất viện với bệnh nhân Covid-19.

Tại hội nghị trực tuyến phòng chống Covid-19 và an toàn tiêm chủng sáng 28/4, PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định, trong bối cảnh thế giới bùng phát làn sóng dịch Covid-19 mới, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam rất lớn.

Xung quanh Việt Nam như Lào, Campuchia đã phải đóng cửa thủ đô, Indonesia, Philippines vượt qua 1 triệu ca mắc.

“Nếu chúng ta lơ là chắc chắn sắp tới sẽ rất khó khăn”, PGS Khuê lo lắng.

Sau hơn 1 năm bùng phát, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, tạo hàng nghìn biến thể khác nhau khiến virus có khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn.

Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất, nhiều thay đổi

PGS Lương Ngọc Khuê cùng các chuyên gia chia sẻ nhiều điều cập nhật trong phác đồ điều trị Covid-19 mới trong sáng 28/4. Ảnh: T.Hạnh

Tại Việt Nam đến nay đã ghi nhận 2.857 bệnh nhân Covid-19, 270 bệnh nhân đang còn điều trị, trong đó có một số bệnh nhân trẻ dễ diễn biến nặng.

Trong bối cảnh các nghiên cứu về virus ngày một rõ ràng hơn, WHO, CDC Mỹ, cộng đồng châu Âu cập nhật nhiều hướng dẫn mới, Việt Nam đã xây dựng lại phác đồ điều trị SARS-CoV-2. Đây là lần cập nhật thứ 5 kể từ tháng 3/2020.

GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết thêm, so với các đợt dịch trước, số bệnh nhân diễn biến nặng thời gian qua tăng lên 20%. Tỉ lệ này trong phác đồ cũ công bố cuối tháng 2 vừa qua là 16%.

80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Thậm chí, nhiều trường hợp không có biểu hiện triệu chứng.

Tử vong xảy ra nhiều hơn ở nhóm người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.

“Đáng lưu ý qua theo dõi hơn 1 năm qua, chúng tôi nhận thấy có nhiều trường hợp khỏi Covid-19 nhưng khi về nhà có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn tâm lý nên cần theo dõi dài lâu hơn với các bệnh nhân sau hồi phục”, GS Kính thông tin.

Trong phác đồ mới, Bộ Y tế phân loại cụ thể 5 mức độ lâm sàng, từ không triệu chứng, nhẹ, vừa, nặng đến nguy kịch. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi được xếp loại ở mức độ vừa.

Theo GS Kính, hầu hết bệnh nhân viêm phổi đều nặng lên ở ngày thứ 5-8. Tuy nhiên để nhìn rõ tổn thương, các cơ sở y tế nên chụp CT thay vì X-quang.

Điều trị đi trước một bước, phải dự trữ oxy

GS Kính nhấn mạnh, trong phác đồ lần 5, điều trị phải đi trước một bước, không đợi bệnh nhân nặng mới xử lý. Vì vậy việc theo dõi sát bệnh nhân được đặt lên hàng đầu.

Khi xét nghiệm cận lâm sàng có rối loạn đông máu, rối loạn điện giải trên nền bệnh nhân có sốt, cần cho bệnh nhân bù dịch sớm để cân bằng kiềm toan, tránh trường hợp bệnh nhân nặng phải lọc máu.

Trong quá trình điều trị, nhân viên y tế phải giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái, tích cực nâng cao thể trạng, đảm bảo dinh dưỡng.

Bộ Y tế công bố phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất, nhiều thay đổi

GS Nguyễn Văn Kính lưu ý các cơ sở điều trị phải tích trữ sẵn oxy, tránh trường hợp bị động như Ấn Độ. Ảnh: T.Hạnh

Để giảm tỉ lệ các ca bệnh nặng, Bộ Y tế đề nghị, ngay khi nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân xuống dưới 92%, cần cân nhắc chỉ định thở oxy dòng cao qua gọng mũi sớm hoặc thở máy không xâm nhập.

Khi bệnh nhân viêm phổi nặng, thở máy vài giờ không chuyển biến sẽ phải chuyển sang can thiệp ECMO ngay. Khi nghi ngờ có cơn bão cytokin phải lọc thận ngay.

Trường hợp có các yếu tố nguy cơ suy thượng thận cấp, hoặc sốc, có thể dùng corticoid liều thấp sớm.

GS Kính đặc biệt lưu ý, trong bối cảnh hiện nay đã xuất hiện tình trạng lơ là, mất cảnh giác trong sàng lọc, chuẩn bị phương án điều trị tại các cơ sở y tế nên giờ phải siết lại.

“Ấn Độ tử vong nhiều vì không có dự trữ oxy, máy thở, khi bệnh nặng không có oxy không khác gì chết đuối trên cạn. Vì vậy các cơ sở y tế phải lưu ý dự trữ oxy”, GS Kính nhấn mạnh.

Ngoài ra, các cơ sở điều trị cần có các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu tối thiểu như máy theo dõi độ bão hòa oxy, hệ thống/bình cung cấp oxy, thiết bị thở oxy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ), bóng, mặt nạ, dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp các lứa tuổi. Phải có đơn vị hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nặng.

Về tiêu chuẩn ra viện, các phác đồ trước đây yêu cầu bệnh nhân có 3 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp, mỗi lần cách nhau ít nhất 24 giờ. Tuy nhiên trong phác đồ mới nhất, Bộ Y tế thay đổi quy định.

Theo đó, bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện khi điều trị ít nhất 14 ngày, có 2 lần xét nghiệm âm tính, mỗi lần cách nhau 48-72 giờ và thời gian lấy mẫu lần cuối cùng cách thời điểm ra viện không quá 24 giờ.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Đọc thêm

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.