Bí kíp ‘xóa dấu vết’ sau đêm ái ân của hoàng đế hoang dâm

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Sợ tiếng xấu là hoang dâm vô độ, những vị hoàng đế hoang dâm đã cho các cung nữ uống một loại trà đặc biệt để xóa dấu vết sau đêm ân ái.

Theo People, việc tránh thai trong cung đình Trung Hoa phong kiến chủ yếu gồm ba nguyên nhân.

Thứ nhất, vua sợ Sử quan ghi chép mình hoang dâm vô độ, để lại tiếng xấu lưu truyền hậu thế. Nắm quyền sinh sát trong tay nhưng vua vẫn luôn tuân theo giới hạn, phép tắc của hoàng tộc. Mỗi lần vua "lâm hạnh" (ân ái) với các phi tần đều được ghi chép. Nếu áp dụng tránh thai, hoàng đế sẽ yên tâm hưởng lạc chốn hậu cung mà không làm tổn hại uy nghiêm, hơn nữa cũng không gieo rắc nòi giống bừa bãi.

Thứ hai, hậu cung vốn có hàng nghìn phi tần, ai ai cũng muốn được vua sủng ái. Để thoát khỏi số phận cô độc nơi lãnh cung, họ luôn tìm trăm phương ngàn kế để sinh con cho vua trước khi nhan sắc tàn phai. Hoàng đế nếu không thích hoặc cảm thấy phi tần này có mục đích xấu, sẽ hạ lệnh thái giám ép người đó tránh thai.

Nguyên nhân cuối cùng, vua sợ con cháu tranh quyền đoạt vị. Chuyện tàn sát nhau để tranh ngai vàng được ghi chép nhiều trong sử sách, có thể kể đến sự việc Huyền Vũ Môn thời Đường (618-907) hay nghi án Chúc ảnh phủ Thanh thời Tống (960-1279). Tránh thai sẽ giúp hoàng đế không phải đau đầu chọn người kế vị.

Thuận theo sở thích và nhu cầu của vua, các thái y ngày đêm thu thập phương thuốc tránh thai. Sử sách chủ yếu ghi chép lại bốn biện pháp sau.

Biện pháp thứ nhất là "án huyệt lưu tinh". Sau thời Thanh (1616-1912), hoàng đế càng tránh thai cẩn thận hơn. Theo "Thanh triều dã sử đại quan", sau khi vua và phi tần giao hợp, thái giám tổng quản quỳ xuống chờ lệnh, hỏi vua nên bỏ hay giữ. Nếu vua ra lệnh bỏ, tổng quản sẽ bấm nhẹ vào "Hậu cổ huyệt - hậu môn" của phi tần để "long tinh" chảy ra ngoài.

Nếu vua muốn giữ, thì thái giám sẽ ghi lại cụ thể ngày giờ để có bằng chứng thụ thai. 

Biện pháp thứ hai là "liễu đỗ thiếp", nhét xạ hương vào rốn. Hai mỹ nữ Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức trong lịch sử đều sử dụng biện pháp tránh thai này. Nhét xạ hương vào rốn sẽ làm mất khả năng thụ thai của nữ giới. Công dụng của "liễu đỗ thiếp" vô cùng độc đáo, tuy nhiên đã bị thất truyền.

"Tàng hồng hoa", tức sử dụng hoa nghệ tây là biện pháp thứ ba. Theo sách sử Trung Hoa, "tàng hồng hoa" là mật pháp tránh thai hiệu quả nhất trong cung đình. Nếu không thích cung nữ nào sau khi lâm hạnh, hoàng đế sẽ lệnh cho thái giám treo ngược người đó lên. 

Cung nữ đó sẽ bị ép rửa hạ thân bằng nước pha bột hoa nghệ tây nhằm loại bỏ tinh dịch trong người. Cách tránh thai này thường được áp dụng vào thời loạn lạc Ngũ Đại Thập Quốc (907-960).

Dùng thuốc tránh thai là biện pháp cuối cùng. Thuốc này chủ yếu là độc dược.

Phương pháp đáng sợ nhất là uống thủy ngân, hiệu quả rất tốt nhưng vô cùng có hại cho cơ thể. Nước trà tránh thai của phi tần hoặc cung nữ thường có một lượng thủy ngân nhỏ. Cách này không trực tiếp gây chết người mà hiệu quả rõ ràng.

Một biện pháp nữa được nhiều kỹ nữ sử dụng là uống "lương dược". Thành phần của loại thuốc này có chứa xạ hương, không những giúp tránh thai hiệu quả mà còn có tác dụng phá thai. 

Từ Hy Thái hậu khi nhập cung được vua Hàm Phong lâm hạnh, lần đầu tiên mang thai liền bị người khác lén ám hại bỏ xạ hương vào nước trà uống rồi sảy thai. Loại thuốc này duy công dụng tốt nhưng dùng lâu dài sẽ dẫn tới vô sinh./.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.