Bệnh viện quân y 103: Xu hướng ghép phổi tại Việt Nam trong tương lai

Dự đoán xu hướng ghép phổi từ người cho sống sẽ phổ biến trong tương lai (Ảnh minh họa).
Dự đoán xu hướng ghép phổi từ người cho sống sẽ phổ biến trong tương lai (Ảnh minh họa).
(PLO) - Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng tiếp cận kĩ thuật ghép phổi dựa trên nền tảng những ca ghép thận, tim đã thành công. Từ thực tế này, các chuyên gia dự đoán xu hướng ghép phổi sẽ “lên ngôi” trong tương lai.

Nội soi phế quản (NSPQ) là thủ thuật dùng một ống và các phụ kiện như kìm sinh thiết, kìm chọc hút, đầu dò định vị mà qua đó có thể nhìn và đánh giá phổi cũng như đường hô hấp của bệnh nhân bao gồm thanh quản, dây thanh âm, khí quản và các nhánh phế quản.

Ống NSPQ cứng ra đời từ năm 1897, đến năm 1966 thế giới đưa vào ứng dụng loại ống mềm với nhiều ưu điểm như đi tới những vị trí xa hơn dưới lồng ngực, ít gây đau. Ban đầu các ống nội soi có đường kính lớn nhưng qua thời gian được cải tiến nhỏ dần. Đặc biệt các nhà khoa học đã gắn thêm camera vào đầu dò ống nội soi giúp hình ảnh chẩn đoán rõ nét hơn.

Ngày nay nhiều nước tiên tiến ứng dụng rộng rãi ống NSPQ định vị từ trường dựa trên nguyên lý kết hợp ống soi đầu siêu nhỏ và hệ thống GPS cùng phần mềm chuyên dụng định vị từ trường, máy chụp cắt lớp dẫn đường đầu dò định vị đến vị trí tổn thương và lấy mẫu bệnh phẩm.

Đầu ống nội soi thế hệ mới còn được thiết kế thêm trục xoay giúp đầu dò xoay 360 độ và gắn kèm thiết bị sinh thiết giúp chẩn đoán. Nhờ đó bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính chính xác. Công nghệ mới với tia laze còn giúp phát hiện ra những tổn thương tiền ung thư, kĩ thuật nội soi 3D đang dần thay thế hình ảnh 2D.

Những tiến bộ trong NSPQ giúp khảo sát chính xác các tổn thương, cũng như phát hiện sớm những tế bào tiền ung thư. Từ đó có giải pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Tuy nhiên, những phương pháp NSPQ hiện đại vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam vì lý do giá thành cao.  

Tại Hội nghị khoa học, PGS.TS Tạ Bá Thắng, Phó Chủ nhiệm Khoa Lao và Bệnh phổi Bệnh viện Quân y 103, đại diện nhóm nghiên cứu đã đưa ra những dự báo về xu hướng ghép phổi ở Việt Nam trong tương lai.

Kĩ thuật ghép phổi trên thế giới phát triển như thế nào, thưa ông?

- Tình hình ghép phổi trên thế giới nói chung phát triển mạnh. Liệu pháp này áp dụng phổ biến với các bệnh nhân xơ hóa phổi, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Số ca ghép phổi liên tục tăng lên qua các năm, xu hướng ghép hai lá phổi dần phổ biến. Đồng thời độ tuổi trung bình của người nhận cũng như người cho tạng đều tăng. Ví dụ trước đây thường chỉ định người nhận dưới 55 tuổi nhưng đến nay độ tuổi tăng lên 60, có thể cao hơn. 

Về kết quả, thời gian sống thêm đối với bệnh nhân ghép phổi tùy theo từng giai đoạn bệnh lý, chỉ định ghép và từng loại bệnh. Ví dụ bệnh nhân xơ hóa phổi sau khi ghép phổi có tỷ lệ sống thêm 5 năm cao hơn người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Hiện có hai hướng phát triển ghép phổi chia theo nguồn cho, đó là ghép phổi từ người sống chết não và ghép phổi từ người bình thường (hay còn gọi ghép thùy phổi từ người sống; ghép phổi từ người hiến tạng sống)

Số lượng các ca ghép phổi từ nguồn cho là người sống có tăng lên không?

- Số ca ghép phổi từ người cho sống tăng đáng kể. Theo thống kê, đến năm 2012 toàn cầu có khoảng 400 bệnh nhân được ghép phổi từ người cho sống, tập trung chủ yếu ở các nước Nhật, Brazil, Trung Quốc.

Ghép phổi từ người cho sống có ưu điểm gì?

Ghép thùy phổi từ người sống, trước tiên có ưu điểm là “dồi dào” nguồn cho. Hiện ở nhiều nước như Nhật Bản phát triển mạnh theo hướng này. Họ vận động bố mẹ, anh em, họ hàng cho thùy phổi để ghép cho người bệnh có quan hệ huyết thống.

Khoa học cũng chứng minh việc cắt bớt một thùy dưới không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người cho tạng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo lấy nguồn cho những người trong độ tuổi từ 20-60 là thích hợp nhất.  

Khi nguồn cho là người sống, sẽ cho phép chủ động tiến hành những xét nghiệm, chủ động thời gian phẫu thuật. Việt Nam nằm trong nhóm nước mà việc vận động nguồn cho từ người sống chết não tương đối khó, do đó phát triển nguồn cho từ người sống sẽ thuận lợi hơn.

Ưu điểm nữa, ghép phổi từ người cho sống giúp rút ngắn thời gian bệnh nhân thiếu máu trong phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy hiện tượng rối loạn chức năng mảnh ghép, tỷ lệ nhiễm trùng cũng ít hơn đối với người ghép phổi từ người cho chết não.

Phương pháp này có nhược điểm gì?

- Kĩ thuật ghép phổi từ người sống tương đối phức tạp hơn. Ghép phổi lấy nguồn từ người cho sống có hai kỹ thuật chính: Lấy một phân thùy dưới từ người cho ghép vào một lá phổi người nhận. Thứ hai là lấy 2 thùy phổi từ hai người cho khác nhau ghép vào hai lá phổi người nhận.

Có những nguy cơ nào sau khi ghép phổi?

- Dù quá trình ghép phổi tuân thủ các nguyên tắc thì vẫn có nguy cơ thải ghép, rối loạn chức năng phổi ghép, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Triệu chứng chủ yếu là khó thở, suy hô hấp và chẩn đoán qua phim X-Quang.

Những nguy cơ trên tùy thuộc vào yếu tố người cho, người nhận và quá trình phẫu thuật. Do đó, việc điều trị dự phòng rất quan trọng. Cần chú ý trường hợp thải ghép qua trung gian kháng thể có điểm khác như sau: Trường hợp nguồn cho là người sống chỉ biểu hiện triệu chứng một bên phổi. Còn nguồn cho là người sống chết não thì biểu hiện triệu chứng trên cả hai lá phổi.

Điều quan trọng nhất trong kĩ thuật ghép phổi là gì?

- Đó là đánh giá phù hợp kích thước, chức năng tạng giữa người cho và người nhận. Nếu ghép mảnh ghép lớn vào phổi trẻ em hoặc ngược lại sẽ gây ra hiện tượng tăng/giảm nhịp thở dẫn đến rối loạn chức năng phổi ghép. Hiện nay nhờ tiến bộ y học người ta có thể đo độ tương thích dựa vào tỷ lệ thùy dưới người cho và khoang phổi người nhận. Cùng với đó là so sánh, đối chiếu các chỉ số sức khỏe khác.

Xu hướng ghép phổi sắp tới trên thế giới cũng như ở Việt Nam như thế nào?

- Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, dự báo các chỉ định về người cho được mở rộng hơn, xu hướng ghép hai lá phổi phổ biến hơn. Riêng ở Việt Nam nguồn phổi ghép sẽ đa dạng. Vừa qua chúng ta đã ghép thành công một số bộ phận như: Thận, gan, tim. Đó là nền tảng để chúng ta tiến tới tiếp cận kĩ thuật ghép phổi.

Xin cảm ơn ông!

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.