Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới

“Bệnh nhân số 0” Covid-19 - anh là ai?

Đến nay, vẫn chưa xác định được ai đích thực là "bệnh  nhân số 0" Covid-19.
Đến nay, vẫn chưa xác định được ai đích thực là "bệnh nhân số 0" Covid-19.
(PLVN) - Tìm ra người bệnh đầu tiên nhiễm viêm phổi cấp do virus corona chủng mới Covid-29 giúp giải đáp câu hỏi dịch bệnh đã bắt đầu thế nào và lan rộng ra sao, thế nhưng đến nay vẫn chưa biết “Bệnh nhân số 0” Covid-19 là ai.

Dù dịch Covid-19 đã lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới, làm chết hơn 2.800 người, nhưng đến giờ, các cơ quan y tế vẫn chưa thể xác định được "bệnh nhân số 0" - người đầu tiên nhiễm virus - là ai.

“Bệnh nhân số 0” vốn là thuật ngữ được dùng để chỉ người đầu tiên nhiễm bệnh, song trong dịch Covid-19 lần này đang có tới vài "bệnh nhân số 0".

"Ví dụ, chúng tôi biết ai là ‘bệnh nhân số 0’ trong cụm dịch ở Hàn Quốc, điều này hỗ trợ công tác theo dõi những người từng tiếp xúc và tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Song chưa rõ ‘bệnh nhân số 0’ trong cụm dịch ở Iran và Italy là ai", tiến sĩ Sarah Borwein - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Trung ương Hong Kong - cho biết.

Hàn Quốc hiện có hơn 1.700 trường hợp nhiễm bệnh và ít nhất 13 người tử vong. Hầu hết họ bị lây khi tham gia buổi lễ tại nhà thờ Shincheonji, thành phố Daegu, từ một người phụ nữ 61 tuổi nhiễm Covid-19, Bà này là trường hợp nhiễm bệnh thứ 31 được xác định – nên thường được truyền thông nước này tạm gọi là “bệnh nhân thứ 31”

Trong khi đó, giới chức y tế Trung Quốc vẫn tiếp tục truy tìm "bệnh nhân số 0" của nước này. Trường hợp viêm phổi cấp do corona chủng mới đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 31/12. Người bệnh từng đến chợ hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán. Song trong nghiên cứu mới được công bố, một nhóm chuyên gia khẳng định virus này lại có nguồn gốc từ nơi khác.

Trong thông tin đăng trên Weibo hôm 26/2, chính quyền Vũ Hán thừa nhận ca dương tính đầu tiên vào ngày 8/12. Bệnh nhân chưa từng đến chợ hải sản Hoa Nam.

"Chúng ta vẫn chưa biết ai là ‘bệnh nhân số 0’, có lẽ người này sống tại Vũ Hán. Điều đó khiến câu hỏi ‘"ịch bệnh đã bắt đầu thế nào và lan rộng ra sao" còn bỏ ngỏ" - Tiến sĩ Borwein cho biết.

Bà cũng giải thích, tìm ra "bệnh nhân số 0" có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trong tương lai và cung cấp thông tin cần thiết về cách khống chế sự lây lan của virus. Song càng nhiều tháng trôi qua, việc xác định ca bệnh đầu tiên sẽ càng khó khăn.

"Bệnh nhân số 0 không phải lời giải đáp cho tất cả các câu hỏi, nhưng sẽ giúp vạch ra con đường lan truyền của virus. Thật khó để vẽ bản đồ mà không biết điểm bắt đầu", bà nói.

Xếp hàng mua khẩu trang bên ngoài một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh Reuters,chụp ngày 27/2/2020.
 Xếp hàng mua khẩu trang bên ngoài một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh Reuters,chụp ngày 27/2/2020.

Dưới góc độ dịch tễ học, Giáo sư John Nicholls thuộc Đại học Hong Kong giải thích, trong dịch SARS, xác định người đầu tiên nhiễm bệnh là rất quan trọng bởi nó làm rõ phương thức truyền bệnh. Đại dịch năm 2003 đã ảnh hưởng đến hơn 8.000 người và gây ra 813 ca tử vong. "Bệnh nhân số 0" khi đó là một giáo sư y khoa 64 tuổi ở Quảng Châu. Ông này đã lây nhiễm cho ít nhất 13 người tại khách sạn Metropole Hong Kong.

Song giáo sư Nicholls nhận định vì số lượng bệnh nhân Covid-19 hiện tại đã quá lớn, việc tìm ra người đầu tiên là một thử thách vô cùng khó khăn.

"Có rất nhiều ổ dịch và điểm nóng trên toàn thế giới. Virus này dường như lây lan nhanh hơn SARS. Vì vậy xác định “bệnh nhân số 0” là thách thức lớn. Các nguồn tư liệu dịch tễ học sẽ hiệu quả trong việc giảm thiệu sự lây lan hơn là chỉ để nhìn lại" - ông nói.

Giáo sư Nicholls cũng cảnh báo, phải hiểu rằng “bệnh nhân số 0” là đầu mối để xác định cơ chế nhiễm bệnh và lây bệnh, chứ không phải là người gây nên dịch bệnh, và không được phân biệt đối xử với họ vì họ không phải là “tội đồ”.

Đến nay, hầu hết "bệnh nhân số 0" Covid-19 đều đến từ thành phố Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc. Họ mang mầm bệnh tới Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau, Singapore và Philippines. Ca dương tính đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục được ghi nhận ở Thái Lan vào ngày 13/1.

Bệnh nhân là một phụ nữ Trung Quốc 61 tuổi đến từ Vũ Hán, nhập cảnh tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok cùng các thành viên trong gia đình. Hai ngày sau đó, Nhật Bản xác nhận "bệnh nhân số 0" của nước này. Một người đàn ông hơn 30 tuổi, sống ở quận Kanagawa, Tokyo. Người này đã tới Vũ Hán không lâu trước đó.

Ở Việt Nam, "bệnh nhân số 0" cũng là hai cha con khách du lịch đến từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.