Bé gái 3 tháng nhiễm nCoV được điều trị thế nào?

Điều trị cho bệnh nhân nCoV ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).
Điều trị cho bệnh nhân nCoV ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).
(PLVN) - Ngày 11/2, Bộ Y tế công bố trường hợp dương tính với nCoV thứ 15 tại Việt Nam là bé gái N.G.L, 3 tháng tuổi, trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sẽ cử chuyên gia ở Trung ương về giúp địa phương. Nếu sức khỏe của trẻ có diễn biến nặng sẽ chuyển lên tuyến Trung ương.

Bé gái nhiễm bệnh thế nào?

Bệnh nhân lây từ bà ngoại, là bệnh nhân P.T.B; còn bà B lây từ con gái N.T.D - 1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về, nhiễm nCoV, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và đã được ra viện ngày 10/2.

Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), việc cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm nCoV cho thấy bệnh đã lan đến thế hệ F3. Đến thời điểm này, tại Việt Nam số ca mắc nCoV đã đủ loại hình, từ người cao tuổi với nhiều bệnh nền, đến nam, nữ thanh niên và giờ có cả bệnh nhi. Ngành Y tế có thêm thông tin mới về vấn đề dịch tễ, mô hình đường lây và tính chất lây của virus này.

Cũng theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, trong 15 trường hợp nhiễm nCoV tại Việt Nam đã có 6 người được ra viện. Những người này được cách ly tại cộng đồng và được trạm y tế xã phối hợp theo dõi, giám sát, chăm sóc.

Trước đó, ngày 28/1/2020, bệnh nhân N.G.L được mẹ đưa đến nhà bà P.T.B (bà ngoại) chơi và hai mẹ con ở cùng nhà bà ngoại trong 4 ngày tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi xác định bệnh nhân P.T.B (bà ngoại) bị mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần, trong đó có cháu N.G.L và mẹ cháu.

Trong quá trình theo dõi người tiếp xúc gần hàng ngày theo quy định, y tế cơ sở phát hiện ngày 6/2/2020, cháu N.G.L có biểu hiện ho và chảy nước mũi, không rõ sốt. Ngay sau đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.

Hiện tại, bệnh nhân N.G.L và mẹ đang được cách ly cùng nhau (vì bệnh nhân còn nhỏ) tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và đang trong tình trạng ổn định.

Phân tuyến điều trị nCoV

Về vấn đề điều trị cho bệnh nhi 3 tháng tuổi, ông Lương Ngọc Khuê cho biết, trong phác đồ điều trị đã có phần hướng dẫn về chăm sóc bệnh nhân nhi khi nhiễm nCoV: “Chúng tôi sẽ cử chuyên gia ở Trung ương về giúp địa phương. Nếu sức khỏe của trẻ có diễn biến nặng lên, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ sẵn sàng tiếp nhận để điều trị”.

Quảng Trị lắp đặt máy đo thân nhiệt từ xa tại cửa khẩu

Ngày 11/2, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị vừa được trang bị thêm 2 máy đo thân nhiệt từ xa để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh do virus Corona.

Theo đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị vừa được trang bị 2 máy đo thân nhiệt từ xa này có tổng trị giá 2,8 tỉ đồng. Sau khi nhập về, hai máy này đã được nhanh chóng đưa về hai cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Cửa khẩu quốc tế La Lay.

Trước đó, một máy đo thân nhiệt từ xa cũng đã được đặt tại cửa khẩu quốc tế La Lay, nhưng máy này bị hư hỏng và vừa được khắc phục sửa chữa.

Ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh, ngành Y tế tại Quảng Trị đã trang bị khá nhiều máy đo thân nhiệt cầm tay tại khu vực cửa khẩu.

Ông Khuê cho hay, theo chia sẻ của Trung Quốc và nhiều nước, có khoảng 10-20% ca nặng, vì thế ngành Y tế cũng chuẩn bị sẵn sàng số giường bệnh này, có thở ôxy, thở máy… Với miền Bắc thì Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến cuối, ngoài điều trị ca nặng, trước mắt sẽ nơi tiếp nhận các ca dương tính. Những trường hợp bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn như tại Vĩnh Phúc được theo dõi tại tuyến huyện.

Bên cạnh đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng chuẩn bị 20-40 giường để đón những bệnh nhân rất nặng. Các bệnh viện chuyên khoa khác cũng chuẩn bị 20-40 giường cấp cứu điều trị ban đầu. “Người dân cần hết sức bình tĩnh cùng nhau phát hiện sớm ca bệnh, cách ly sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa tử vong”, ông Khuê nhấn mạnh.

Theo đó, tuyến Trung ương đảm nhận những ca bệnh phức tạp, tăng nặng hỗ trợ tuyến cuối; Tuyến tỉnh cũng hỗ trợ bệnh viện tuyến huyện những ca vượt khả năng phức tạp; Tuyến huyện tập trung thu dung, điều trị, quản lý bệnh nhân nhiễm nCov; Còn với tuyến xã, y tế thực hiện chức năng giám sát, phát hiện ca bệnh, sau khi bệnh nhân điều trị khỏi, trở về gia đình và cộng đồng, y tế tuyến xã cũng phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi, chăm sóc, động viên bệnh nhân.

Theo ông Khuê, hiện phân tuyến điều trị ở Việt Nam “hoàn toàn hợp lý”, đúng với đặc tính của căn bệnh do chủng virus Corona mới. Việc thu dung, điều trị, quản lý bệnh nhân nhiễm/nghi nhiễm được thực hiện từ tuyến huyện, chỉ chuyển tuyến về các bệnh viện cao hơn (tỉnh, Trung ương) khi quá khả năng điều trị. 

Điều này nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, không để bệnh nhân tử vong hay lây nhiễm chéo trong bệnh viện (giữa người bệnh – người bệnh; giữa người bệnh – thầy thuốc; giữa người bệnh, thầy thuốc – cộng đồng).

Quan điểm của y tế Việt Nam là cách ly toàn bộ khu vực bệnh nhân ở Hà Nội và tuyến cuối về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) với công suất hiện nay là 500 giường bệnh. 

Tại buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về công tác phòng chống dịch trước đó, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế góp ý tỉnh Vĩnh Phúc lưu ý khả năng xuất hiện thêm một số trường hợp lây nhiễm mới từ các ca bệnh đầu tiên, lây nhiễm chéo để xác định tâm thế sẵn sàng ứng phó.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cách ly, ông Long đề nghị tỉnh triển khai mở rộng vòng cách ly, lập danh sách tất cả các đối tượng tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc với người đã tiếp xúc với trường hợp nhiễm nCoV... để tiến hành cách ly tập trung và cách ly tại nhà theo quy định... Khoanh vùng, tiêu độc, khử trùng toàn bộ địa bàn có người nhiễm bệnh.

Hằng ngày, nhân viên y tế trực tiếp tiến hành lau rửa, vệ sinh bề mặt các vật dụng trong các gia đình có người nhiễm bệnh. Thực hiện nghiêm việc phân tuyến điều trị. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế sẽ cử ngay một tổ công tác 5 người túc trực 24/24 giờ để hỗ trợ tại huyện Bình Xuyên,…

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.