Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ đau bụng cả tuần

Xương cá (bên trái) và khối u viêm chứa xương cá (bên phải) được lấy ra trong phẫu thuật.
Xương cá (bên trái) và khối u viêm chứa xương cá (bên phải) được lấy ra trong phẫu thuật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhân bị sưng đau vùng chậu bẹn phải suốt 2 tuần, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Phải đến khi khối sưng đau nhiều hơn bệnh nhân mới tiếp tục đến viện thăm khám.

Các bác sĩ tại khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) cho biết, trước nhập viện 2 tháng bệnh nhân D.T.N từng bị hóc xương cá mú biển sau đó người bệnh không có biểu hiện bất thường gì nên không đi khám bệnh kiểm tra.

Khối sưng đau vùng chậu bẹn phải, kích thước 2x3 cm, mật độ chắc, ấn đau chói. Ngoài ra bụng của người bệnh mềm, không bị chảy máu.

Kết quả siêu âm bụng cho thấy phần mềm bẹn phải có hình ảnh dị vật kích thước 29x0.9 mm, có hình ảnh thâm nhiễm mỡ xung quanh. Kết quả CT scan bụng ghi nhận dị vật cản quang taị vùng hố chậu phải.

Người bệnh được chẩn đoán dị vật thành bẹn phải và được chỉ định phẫu thuật lấy dị vật trong cùng ngày nhập viện.

Bác sĩ phẫu thuật tiến hành rạch da vùng hố chậu phải ngay trên nếp bẹn phải 3cm (nơi sờ thấy khối nghi ngờ dị vật). Bóc tách và bộc lộ thấy khối u viêm đến sát lá phúc mạc thành vùng chậu bẹn phải. Cắt trọn khối u viêm. Khi xẻ khối u viêm vừa cắt thấy bên trong có khối dị vật là xương cá 1,5-2 cm.

Sau phẫu thuật người bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn, bụng mềm, trung đại tiện được, vết mổ khô giảm đau nhiều và được xuất viện ngày 12/04/2021.

Bác sĩ Võ Thanh Hải (bác sĩ điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân) cho biết vô tình hay cố ý nuốt phải dị vật là tình trạng phổ biến trong thực hành lâm sàng và đa số các dị vật này hoặc gây ra các biến chứng của nó như chảy máu, thủng ruột, tắc ruột, áp xe ổ bụng,… hoặc đào thải theo ống tiêu hóa ra ngoài qua ngã hậu môn.

Tuy nhiên, trường hợp này có thể nói cực kỳ hiếm gặp, bởi dị vật đi xuyên ống tiêu hóa ra ngoài thành bụng mà không hề có gây chảy máu tiêu hóa, viêm nhiễm hay áp xe trong ổ bụng.

"Trường hợp của bệnh nhân D.T.N là khá hy hữu, khi người bệnh may mắn từng bị hóc xương cá trước đó và quá trình di chuyển của đoạn xương cá trong ống tiêu hóa đến ruột và đi xuyên thành ruột ra đến thành bụng mà không gây ra các triệu chứng hay biến chứng như chảy máu, viêm phúc mạc, áp-xe,… Chỉ đến khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau vùng chậu bẹn phải thì đi khám ở phòng khám tư và được chuyển viện qua một số bệnh viện khác điều trị nhưng không khỏi. Triệu chứng đau ngày càng tăng dần, bệnh nhân đến khám và nhập viện Bệnh Viện Nhân dân 115 được chỉ định làm một số cận lâm sàng cần thiết. Bệnh nhân được phát hiện có một khối dị vật chậu bẹn phải và được phẫu thuật lấy dị vật là mảnh xương cá nhọn 2cm", bác sĩ Hải chia sẻ.

Bác sĩ Hải cũng khuyến cáo mọi người trong quá trình ăn uống, nhất là các thực phẩm có nguy cơ hóc dị vật như các loại cá xương to, trái cây có hạt cứng, xương sụn, xương gà, vịt, heo,…thì nên ăn chậm, nhai kỹ, không đùa giỡn nói chuyện khi ăn.

Đặc biệt ở người già, trẻ em, người có răng giả càng phải cẩn thận hơn trong quá trình ăn uống để tránh bị hóc dị vật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đường tiêu hóa, thủng thực quản-dạ dày-ruột, viêm phúc mạc, áp xe trong ổ bụng,…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.