Báo động đỏ sốt xuất huyết, cần phối hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phòng và điều trị bệnh

Sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.
Sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.
(PLO) - Hiện nay hầu hết các quận huyện Hà Nội đang báo động đỏ sốt xuất huyết, cả nước nhiều địa phương cũng đang đối mặt với dịch bệnh. Bệnh đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Các bệnh viện không còn chỗ nằm cho bệnh nhân, có nơi phải trưng dụng cả phòng họp để bệnh nhân nằm, các bác sĩ phải túc trực rất vất vả  24/24 không được nghỉ…Chúng ta cần phối hợp toàn diện giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để kiểm soát dịch, phòng và điều trị bệnh hiệu quả, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, mục tiêu nhanh nhất giúp bệnh nhân khỏi bệnh …

Sốt xuất huyết Dengue (đăng cách nhiệt - 豋革熱), thuộc phạm vi chứng ôn dịch, thời độc của y học cổ truyền.

Trong các cuộc chiến tranh lính quân đội Mỹ, Nhật chết vì các loại dịch bệnh ( Ôn bệnh, dịch lệ,…) rất nhiều trong đó có Sốt xuất huyết. Họ rất ngạc nhiên khi quân đội Việt Nam lại ít bị ảnh hưởng vì điều này. Chúng ta tự hào có một bề dày kinh nghiệm dân gian và nền văn hóa chữa bệnh bằng tự nhiên đầy bản sắc. Chỉ với các loại cây cỏ và lá rừng, chúng ta đã kiểm soát và chữa khỏi nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, giữ gìn sức khỏe để chiến đấu và giành thắng lợi.

Đời cha ông chúng ta, dịch sốt xuất huyết đã xảy ra nhiều khu vực có khi cả nhiều xã, nhiều huyện, .. nhưng với kinh nghiệm dân gian và thuốc Nam người Việt chúng ta cũng đã kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh tỷ lệ tử vong rất thấp.

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegyptiAedes albopictus. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt và xuất huyết, nặng có thể sốc, nguy hiểm đến tính mạng. Những rối loạn sinh lý bệnh trong sốt xuất huyết Dengue bao gồm: Tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu. Hai rối loạn này tác động lẫn nhau gây ra các triệu chứng lâm sàng nặng đó là sốc và xuất huyết.

Theo WHO, sốt xuất huyết Dengue chia thành 4 độ:

-       Độ I: Sốt và dấu hiệu dây thắt (+), không có xuất huyết tự nhiên.

-       Độ II : Sốt và xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.

-       Độ III: Như độ I, II kèm theo mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc kẹt, da lạnh, kích thích vật vã.

-       Độ IV : Sốc sâu, không đo được huyết áp.

Hiện tại, y học hiện đại chưa có thuốc điều trị đặc hữu, thường điều trị theo triệu chứng bệnh và hồi sức cấp cứu những trường hợp nặng.

Cần phối hợp toàn diện giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để kiểm soát dịch, phòng và điều trị sốt xuất huyết
Cần phối hợp toàn diện giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để kiểm soát dịch, phòng và điều trị sốt xuất huyết

Phòng và điều trị sốt xuất huyết Dengue theo y học cổ truyền

     Nguyên nhân triệu chứng  : Bệnh do nhiệt độc gây ra. Độ I, nhiệt độc xâm nhập vào phần vệ và phần khí gây nên. Độ II, nhiệt độc truyền vào phần dinh, huyết, lạc, mạch gây nên. Độ III, IV nhiệt độc ứ kết ở phần dinh, huyết.

Y học cổ truyền điều trị tốt trong các trường hợp sốt xuất huyết Dengue độ I và II; độ III, IV cần có sự kết hợp với hồi sức cấp cứu theo y học hiện đại.

·      Độ I và II

-       Pháp: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết

-   Bài Thuốc nam đơn giản (dùng cho cả độ I, II và giai đoạn có sốt)

Cỏ nhọ nồi 20g

Hoa Hoè 20g

Trắc bách diệp (sao đen) 20g

Kim ngân hoa 20g

Liên kiều 12g

Lá tre tươi 12g

Rễ cỏ tranh 16g

 Nếu giảm tiểu cầu nhiều thêm lá Phi Lao ( sao đen ) 30 gram ( Vị thuốc được sử dụng để bổ máu, cầm máu, tăng tiểu cầu ,.. của bộ đội ta giai đoạn chiến tranh thiếu máu để truyền )

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, sau ăn (trẻ em dùng liều 1 – 5 tuổi bằng 1/3 người lớn, 6 – 13 tuổi bằng 1/2 người lớn). Dùng tối đa 3 ngày, ngừng khi bệnh nhân hết sốt. Sau đó, chỉ cần uống Cỏ nhọ nồi sao đen, Trắc bách diệp sao đen, Hoa hoè sao đen mỗi vị 20g.

-       Có thể kết hợp thêm bột Địa long (đã qua bào chế) 6 – 8g mỗi ngày, chia 2 lần ( uống riêng ) thì càng hiệu quả.

-       Nếu không có đủ các vị thuốc trên, ngay ngày đầu đang sốt cao có thể dùng 40g cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã, uống, ngày thứ 3 khi hạ sốt thì sao đen tồn tính cỏ nhọ nồi sắc uống.

-       Châm cứu: Giai đoạn này châm cứu rất quan trọng, nếu châm đúng huyệt và đúng kỹ thuật thì sau 1 ngày có thể thấy xuất huyết nhẹ dưới da, 3 ngày khỏi bệnh. Châm tả các huyệt: Khúc trì, hợp cốc, nội đình, đại chuỳ…Châm các huyệt này còn có tác dụng hạ sốt hiệu quả ( Sốt là phản ứng của cơ thể để đẩy virus ra ngoài, chúng ta không nên lạm dụng thuốc hạ sốt vì nếu dùng nhiều khả năng sốc và biến chứng càng cao )

Bài thuốc trên có thể dùng để phòng bệnh cho người chưa mắc bệnh sống trong vùng dịch, nên uống từ 7 – 10 ngày; kết hợp với kiểm soát gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

·      Giai đoạn hết sốt, có sốc do giảm lưu lượng tuần hoàn, trụy mạch (độ III, IV)

-       Pháp: Bổ khí, sinh tân

-       Phương dược: Sinh mạch tán gia giảm ( Nhân sâm, mạch môn, ngũ vị tử,…) . Sắc uống ngày 1 thang. Nếu bệnh nhân bị trụy mạch cần kết hợp y học hiện đại: Truyền dịch, trợ tim mạch, truyền tiểu cầu, truyền máu…

-       Châm cứu: Cứu hoặc ôn châm các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Nội quan, Túc Tam lý.

·      Giai đoạn phục hồi

Giai đoạn này bệnh nhân hết sốt, nốt xuất huyết mờ dần, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ăn ngủ kém, đại tiện lỏng nát.

-       Pháp: Tư âm, bổ khí huyết

-       Phương: Có thể dùng các bài thuốc cổ phương gia giảm như: Bổ trung ích khí, Bát trân thang, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang… tùy vào chứng cụ thể mà lựa chọn và gia giảm cho thích hợp.

-       Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Thận du, Cách du, Tỳ du, Túc tam lý, Tam âm giao.

                                               Tiến sĩ - Lương Y: Phùng Tuấn Giang

                         Chủ Tịch Viện nghiên Cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.