Bài thuốc từ cây, lá cho người cao huyết áp

Đậu đỏ
Đậu đỏ
(PLO) - Cao huyết áp dễ dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm tính mạng, như: cơn tăng huyết áp ác tính, tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim... Để hạn chế tình trạng này, có thể dùng một số bài thuốc từ cây, lá.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, huyết áp cao là tên dân gian thường gọi, còn chuyên môn gọi là bệnh tăng huyết áp, thường gặp ở người lớn tuổi. Một số bạn đọc ở vùng thôn quê đã hỏi về những cách dùng cây lá đơn giản làm bài thuốc cho người bị huyết áp cao. Lương y Vũ Quốc Trung có một số hướng dẫn sau đây:
- Dùng nguyên liệu gồm: đậu đỏ 30 gr, đậu đũa 30 gr, táo đỏ 10 - 15 quả. Cho tất cả vào nồi cùng lượng nước vừa đủ để nấu chín mềm nguyên liệu. Hằng ngày dùng món này vào lúc sáng sớm khi bụng đói, hoặc dùng trước khi đi ngủ. Dùng liền trong một tháng. Lưu ý: không nên cho thêm đường vào.
- Nguyên liệu gồm: sơn tra sống 10 quả, đường phèn 30 gr cùng lượng nước vừa đủ nấu lấy nước uống thay nước trong ngày.
- Dùng lạc nhân 20 gr, giấm ăn 100 ml. Cho lạc nhân vào giấm để ngâm trong một tuần thì lấy ra. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy 3 - 4 hạt lạc nhân nhai nát rồi nuốt. Cứ 7 ngày dùng một lần như vậy.
- Dùng 500 gr rau cần tươi, 50 ml mật ong. Cách làm: rau cần rửa sạch, nhúng qua nước chín rồi đem giã nát lấy nước, cho mật ong vào nước rau cần trộn đều để dùng dần.
- Dùng cà chua tươi theo cách như sau: sáng dậy bụng còn đói, người có huyết áp cao ăn 1 - 2 trái. Thi thoảng cứ dùng như trên một đợt, ăn liên tục 2 tuần.
- Nguyên liệu gồm: một ít ngó sen, 60 gr lá kiều mạch đem sắc (nấu) lấy nước uống trong ngày.
- Lấy râu bắp chừng 50 - 60 gr đem nấu lấy 3 chén nước (750 ml) rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Dùng 20 quả táo đỏ và 1 cái đài hoa hướng dương. Cho cả hai vào chung để nấu với nước, nấu xong ăn cả táo và uống nước này.
- Dùng nguyên liệu gồm: 30 gr hải sâm, 30 gr đường phèn. Hải sâm nấu chín nhừ, rồi cho đường phèn vào, nấu sôi lại thì dừng. Dùng trước bữa ăn trưa.
Ngoài ra, người có huyết áp cao cần tránh dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà đậm đặc... Cần kiểm tra (đo) huyết áp thường xuyên để theo dõi chỉ số huyết áp, nhằm phát hiện huyết áp tăng bất thường để đến bác sĩ và có những xử trí kịp thời - nhất là khi có các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, đau đầu. 

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.