Bài thuốc chữa viêm xoang của ông lão trồng rau thành Vinh

Nghe người dân truyền tai nhau sự hiệu nghiệm của bài thuốc chữa xoang từ thảo dược miền Tây xứ Nghệ, tìm đến gặp mới biết hóa ra người đang nắm giữ bí quyết của bài thuốc đó lại là một lão nông trồng rau giữa thành phố Vinh. Đó là ông Trần Văn Linh (SN 1957, ngụ xóm Mỹ Hòa, xã Hưng Đông).

Nghe người dân truyền tai nhau sự hiệu nghiệm của bài thuốc chữa xoang từ thảo dược miền Tây xứ Nghệ, tìm đến gặp mới biết hóa ra người đang nắm giữ bí quyết của bài thuốc đó lại là một lão nông trồng rau giữa thành phố Vinh. Đó là ông Trần Văn Linh (SN 1957, ngụ xóm Mỹ Hòa, xã Hưng Đông).

Ông Linh và bài thuốc chữa xoang
Ông Linh và bài thuốc chữa xoang

Tự chế thuốc cứu mẹ già

Ông Linh kể ngày nhỏ ông đã sớm tò mò tìm hiểu về các bài thuốc chữa bệnh trong dân gian và mày mò tự đúc kết được một số kinh nghiệm. Người đàn ông tự nhận mình là “lang vườn” này nói: “Tôi rất thích nghiên cứu Đông y nhưng học hành chẳng được bao nhiêu. Những bài thuốc hay đều do tôi góp nhặt trong thời gian đi lính từ biên giới sang chiến trường Lào, trong đó bài thuốc chữa xoang được áp dụng nhiều nhất”.

Trên những chặng đường hành quân băng rừng vượt núi từ cách đây mấy chục năm, ông Linh đã tranh thủ học hỏi từ người dân địa phương và tự đi kiếm lá thuốc về chữa bệnh cho đồng đội. Lúc ấy ông đã bất ngờ về sự hiệu nghiệm của bài thuốc nhưng phải đến năm 1982, khi tự tay cứu mẹ già thì tác dụng thần diệu của bài thuốc chữa xoang mới bắt đầu nổi như cồn.

Năm đó bà mẹ của ông Linh bị xoang rất nặng, kết tụ máu mủ gây đau nhức kinh khủng. Bà cụ được đưa vào viện nhưng ngay cả viện cũng không dám chữa, sợ nguy hiểm đến tính mạng vì bệnh quá nặng, trong khi bà lão đã nhiều tuổi. Nhà có người bị viện trả về thảm não không khác gì nhà có đám.

Ông Linh quyết tâm lên rừng tìm lá, tự tay bốc thuốc chữa bệnh cho mẹ. Kết quả điều trị khiến tất cả mọi người kinh ngạc vì bà lão tưởng chỉ còn nằm chờ chết đã hoàn toàn khỏe mạnh, khỏi hẳn bệnh xoang và sống đến nay, ngoài 90 tuổi vẫn vô cùng minh mẫn. Từ đó ông Linh bắt đầu nổi tiếng với tài chữa xoang và trở thành cứu tinh giúp hàng trăm người thoát khỏi sự hành hạ của chứng bệnh quái ác.

Hỏi về các vị thuốc, ông “lang vườn” không ngại ngần “bật mí” bài thuốc gồm 3 phần thuốc nam, một phần thuốc bắc. Thuốc nam gồm nhiều loại lá như bồ công anh, vòi voi, ngải cứu, cải trời…; thuốc bắc gồm một số vị cơ bản là xuyên khung, bạch chỉ, liên kiều, kim ngân, ké. Đây đều là những loại dễ tìm dễ mua tại các nhà thuốc, chỉ cần kết hợp với nhau theo liều lượng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả vô cùng bất ngờ.

Ông Linh kể hiện nay ông không phải đi kiếm lá thuốc về chữa bệnh mà chỉ cần đặt hàng có người đưa tới, nhưng một thời gian rất dài trước đây mỗi lần có người bệnh đến ông đều phải lặn lội khắp nơi để tìm cho đủ các vị rồi mới liên lạc cho người bệnh đến lấy.

Theo kinh nghiệm 30 năm chữa xoang của ông Linh, người bị xoang chẳng có mấy lúc được vui vẻ thảnh thơi, khi đã bị nặng thì lúc nào cũng buồn phiền đau nhức, ngay đến việc thở cũng cảm thấy nặng nhọc. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt và sự mẫn cảm của cơ thể mỗi người. Phần lớn những người nhiễm bệnh đều phải sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Rất đông bệnh nhân gần đây tìm đến ông Linh đều làm việc trong các xưởng gỗ, xưởng sơn, các nhà máy gạch đá, xi măng, bao bì… Tuy không nguy hiểm đến mức làm chết người tức thì nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng bệnh này rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng, để lại nhiều biến chứng như viêm não, viêm võng mạc, viêm tai giữa, viêm họng đủ kiểu, thậm chí kết tụ tạo thành các loại u trong cơ thể.

Người bị nặng chỉ có nước khốn khổ vì rất khó điều trị dứt điểm, nhiều người buộc phải chấp nhận “sống chung với xoang”, bị “tra tấn” ngày một héo mòn gầy gò, đặc biệt đối với người lao động trí óc thì bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Bài thuốc diệt bệnh “đỏng đảnh”

Những bệnh như viêm mũi, viêm mũi dị ứng và các loại xoang còn có tên chung là bệnh “đỏng đảnh” vì nó thay đổi liên tục theo thời tiết, đặc biệt thời điểm chuyển mùa như hiện tại là thời cơ để bệnh này hoành hành. Chính vì đặc điểm phát bệnh tùy theo mùa, tùy theo lúc nên người mắc các chứng này có tâm lý chung khá khôi hài là ngại uống thuốc, “bữa đực bữa cái”, lúc nào thấy khó chịu mới uống, uống mà không thấy chuyển biến nhanh thì lại càng ngại. Tiền thuốc không nhiều nhưng yêu cầu cao nhất đối với người chữa xoang là phải kiên trì điều trị đúng liều đủ liều mới đạt được kết quả.

Một số người đã được ông Linh chữa khỏi bệnh kể lại người nào đã bị viêm xoang kết tụ mủ máu thì chỉ có đau đến váng mắt. Lúc đó mà uống thuốc của ông Linh thì thường thấy đỡ ngay, bệnh thuyên giảm rất nhanh khiến ai cũng phấn khởi chấp hành đúng hướng dẫn của ông “lang vườn”. Nhiều người bị xoang phải nhập viện thông hút đủ kiểu không ăn thua, nhưng lại hợp thuốc của ông lão.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân biết đến tài chữa xoang của ông chủ vườn rau đất Hưng Đông. Phần lớn thời gian trong ngày ông dành để tiếp người bệnh, cả trực tiếp và gián tiếp. Người có điều kiện tìm đến nhà không nói, nhưng nhiều khi điện thoại của ông Linh “cháy máy” vì những cuộc gọi liên tục của bệnh nhân.

Theo cách nói vui của ông nông dân bốc thuốc, thuốc của ông trị được cả viêm mũi, viêm mũi dị ứng… nhưng “thâm canh” nhất vẫn là các loại bệnh xoang. Người bị bệnh từ xa chỉ cần nói triệu chứng, cẩn thận hơn thì gửi hình chụp chiếu, ông sẽ căn cứ vào đó để chẩn đoán và gửi thuốc.

Liều dùng cần thiết đối với người bị bệnh nặng phải liên tục từ 40 – 50 ngày tương ứng với 25 chén thuốc, ít có trường hợp nào không khỏi dứt điểm nếu điều trị đúng hướng dẫn. Giá một chén thuốc chữa xoang như trên là 30 ngàn đồng. Ông Linh tâm sự phần lớn sinh hoạt trong gia đình, việc ăn học của các con thường nhìn vào mấy mảnh vườn bốn mùa trồng rau. Ông không kiếm sống bằng nghề bốc thuốc chữa bệnh, tiền bán thuốc chủ yếu để trả tiền mua các vị thuốc và chi phí liên quan.

Ông Linh cho biết bài thuốc chữa xoang có nguồn gốc từ những người dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ. Ông đã quan sát các thầy thuốc dân tộc chữa bệnh, tự ghi nhớ học hỏi kết hợp với việc nghiên cứu sách vở để tìm hiểu kỹ tính chất của từng vị thuốc và có sự điều chỉnh phù hợp. Ngay cả thời gian được đi an dưỡng tại Quỳ Hợp (một huyện miền núi phía Tây Nghệ An), ông cũng cứ đi theo người dân địa phương tìm tòi kiếm các loại lá có tác dụng chữa bệnh.

Bài thuốc chữa xoang nói trên cũng được “thiên biến vạn hóa” tùy theo mức độ nhiễm bệnh, thể trạng của từng người và cả điều kiện thời tiết để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất. Tâm nguyện cả đời của ông “lang vườn” là không ngừng sưu tầm các bài thuốc trong dân gian để giúp người dân chữa bệnh. Ông nói: “Nhiều bài thuốc cực kỳ hay với các vị thuốc quý dễ tìm dễ kiếm, giá tiền lại rẻ. Nếu những bài thuốc này bị mai một thì người thiệt thòi đầu tiên sẽ là những người bệnh”.

Trong những năm gần đây, tần suất mắc bệnh viêm xoang mũi tại Mỹ, Anh là 15%; và tại Singapore, một trong những quốc gia sạch nhất thế giới là 10%.

Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu dịch tễ toàn diện nhưng tần suất mắc bệnh chắc chắn cao hơn nhiều lần so với các nước này và đang có xu hướng gia tăng do môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Số liệu thống kê tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng và Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh mới đây, trong tổng số bệnh nhân khám và điều trị về tai - mũi - họng thì có hơn 50% người bị viêm xoang mũi mãn tính.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

Hoài Nghệ

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...