Bác sỹ gia đình - Người đồng hành của bệnh nhân ung thư

TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình -  Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
(PLO) - TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình -  Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư, khối ung thư lớn lên sẽ ăn vào nội tạng, làm vỡ mạch máu… (1) Tế bào ung thư sẽ hút hết chất dinh dưỡng của bệnh nhân, khiến cơ thể bị suy kiệt (2). Lúc này bệnh nhân sẽ bị đau đớn và cơ thể gầy yếu đi (3). Ngoài ra, khi biết tin bị căn bệnh nan y này thì bệnh nhân dễ bị khủng hoảng tâm lý và từ đó dẫn đến khủng hoảng toàn diện (4).

Trong 4 tình trạng nói trên thì tình trạng (1) là biến chứng trực tiếp do ung thư gây ra. Còn lại là các biến chứng phụ. Theo BS  Liêm, rất nhiều trường hợp bệnh nhân, do khủng hoảng tâm lý, dẫn đến buông xuôi, tạo điều kiện khối ung thư tàn phá cơ thể sớm hơn. Nói cách khác, bệnh ung thư chưa kịp phác tác thì nó đã thắng thế bởi sự đầu hàng từ sớm của người bệnh.

Cũng trong 4 tình trạng nói trên, bác sĩ chuyên khoa ung thư chỉ can thiệp vào được đối với biến chứng trực tiếp. Các biến chứng gián tiếp còn lại, chỉ có Bác sĩ gia đình (BSGĐ) mới hỗ trợ được cho bệnh nhân.

TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình - Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch trình bày tại buổi tư vấn
TS.BS Võ Thành Liêm, giảng viên Bộ môn Y Học Gia Đình -  Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch trình bày tại buổi tư vấn

Trình bày chuyên đề “Vai trò của BSGĐ trong bệnh lý ung thư” tại chương trình Tư vấn sức khỏe và tầm soát ngày 01/12/2018 do Phòng khám đa khoa đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức, TS.BS Võ Thành Liêm cho biết: “Từ việc ăn uống, tập luyện thể thao như thế nào để duy trì được thể lực cho đến thái độ sống ra làm sao để có được tinh thần lạc quan nhằm củng cố khả năng miễn dịch để hỗ trợ cơ thể tự chống chọi lại với ung thư thì chỉ có những bác sĩ đã đồng hành với bệnh nhân trong một quá trình dài hơi mới có thể thực hiện được. Và đây chính là công việc của BSGĐ.”.

Nếu bệnh nhân không muốn “tự bơi” trong cuộc chống chọi với căn bệnh này thì tốt nhất là sớm tìm đến với BSGĐ. Hiện tại, mô hình phòng khám BSGĐ đang được nhân rộng trên toàn quốc.

“Có sự đồng hành của BSGĐ, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đơn độc. Họ sẽ có sức khỏe và đủ tự tin trên hành trình của cuộc sống”, Bs Liêm khẳng định.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.