4 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cho trẻ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Vào năm học mới, nhiều bậc cha mẹ ngạc nhiên khi thấy bộ đồng phục con mình vẫn mặc vừa cách đây chỉ hai tháng nay đã cộc cỡn, áo hở rốn, gấu quần cách mắt cá chân một đoạn. Con cao lúc nào thế nhỉ?

Cao nhanh vì không phải học bài khuya 

Ngày 15/8 vừa qua rất nhiều trường đã chính thức vào học, đồng nghĩa với việc học sinh đến trường phải mặc đồng phục. Như nhiều bà mẹ khác, chị Đỗ Thúy Vi, phụ huynh của bé trai học lớp 5 và bé gái lớp 3 Trường Tiểu học L.T chuẩn bị đồng phục con đến trường. Sáng thứ hai vừa rồi khi các con chị mặc đồng phục và kêu với mẹ là “áo quần con làm sao ấy” thì chị mới để ý và giật mình thấy gấu quần đồng phục của con trai đã cách mắt cá chân một đoạn, còn áo của con gái thì bị ngắn cũn chấm rốn. 

Tại trường, giáo viên chủ nhiệm cho biết không riêng gì chị Thúy Vi, có nhiều phụ huynh đã đăng ký mua mới đồng phục cho con với lý do ngắn và chật. “Qua hai tháng hè thôi mà khi gặp lại học sinh tôi cũng ngỡ ngàng khi nhiều em lớn lên trông thấy” – cô giáo cho biết. 

Thấy hai con của chị Thúy Vi cao nhanh, nhiều ông bố, bà mẹ hỏi “bí quyết thổi Thánh Gióng” nhưng chị cho biết, trong cả dịp hè hai con của chị ăn kém hơn lúc đi học vì ăn uống thất thường do hay đến cơ quan với mẹ hoặc đi chơi theo cô dì, chú bác, duy chỉ có giấc ngủ là có phần hơn so với trong năm học. 

“Trong năm học, đi học về các con phải học bài đến tận 10h tối mới đi ngủ và sáng hôm sau 6h đã dậy để ăn sáng đến trường, trưa ở trường có hôm ngủ, hôm không vì trẻ con mải đùa. Trong dịp nghỉ hè các con tôi vẫn đi ngủ lúc 10h tối nhưng sáng dậy muộn hơn 2 tiếng so với bình thường, buổi trưa lại ngủ thêm được 1 tiếng nữa” – chị Thúy Vi cho biết. 

Điều mà chị Thúy Vi và nhiều phụ huynh không biết nhưng đã vô tình làm đúng, đó là đã duy trì tốt giấc ngủ cho con trẻ để giúp con tăng chiều cao. Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, trong đó: 23% là do di truyền, 32% là do dinh dưỡng, hơn 40% còn lại thuộc về giấc ngủ và vận động.

Trong các yếu tố này, di truyền là yếu tố không tác động được nhưng nhóm các yếu tố còn lại có thể tác động, cải thiện được. Theo bác sĩ, giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao được tiết ra nhiều nhất với điều kiện bé đã ngủ sâu. Trong khi giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy, để trẻ phát triển được chiều cao, cha mẹ phải cho trẻ ngủ sớm trước 22h, trên 8 tiếng mỗi ngày. 

Bác sĩ cũng lưu ý thêm, bên cạnh việc ngủ đủ thời gian thì nhất thiết phải đi ngủ sớm vì ở góc độ sinh lý học, hormone tăng trưởng (GH) được não bộ tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất lúc trẻ ngủ say, khoảng từ 10 - 11h đêm đến 1 - 2h sáng. Mùa hè, trẻ không phải đi học nhiều, không căng thẳng bài tập, ngủ nhiều, ngủ sớm nên hormone tăng trưởng càng tiết ra nhiều là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chiều cao. 

Sữa chỉ tăng chiều cao trong giai đoạn nhất định

Theo thống kê, chiều cao trung bình của người Việt Nam đứng thứ tư trong nhóm 10 quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới; trong khu vực ASEAN chiều cao trung bình của người Việt cũng đứng gần áp chót, chiều cao trung bình của người Việt là 1m62 thấp hơn chiều cao trung bình của khu vực Đông Nam Á là 1m64… 

Nhiều cha mẹ Việt tư duy rằng cứ cho con uống nhiều sữa thì sẽ cao. Nhưng theo các bác sĩ thì tư duy này chỉ đúng một phần bởi uống nhiều sữa không đồng nghĩa với việc sẽ cao nhanh hơn. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã có định nghĩa về sữa là “chất lỏng tạo nguồn dinh dưỡng ban đầu cho các con non” vì thế khi cơ thể lớn lên, sữa sẽ mất dần tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, thậm chí là ngược lại bởi uống nhiều sữa đồng nghĩa với việc nạp thêm chất đạm dư thừa vào cơ thể. 

Chính vì thế, như đã nói trên có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, trong đó: 23% là do di truyền, 32% là do dinh dưỡng, hơn 40% còn lại thuộc về giấc ngủ và vận động. Vào dịp hè khi trẻ được hưởng giấc ngủ đủ và vận động nhiều cũng tương đương với việc được hưởng hơn 40% để phát triển chiều cao. 

Cách đây không lâu, các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu việc phát triển xương của các trẻ mỗi ngày đều dành 40 phút tập thể thao so với một nhóm các trẻ khác chỉ dành 60 phút tập trong 1 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng xương cột sống của các bé tập thể thao 40 phút mỗi ngày cao hơn các bé có thời gian tập ngắn. Điều đó cho thấy sự vận động của trẻ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là lượng canxi khiến cho hệ cơ xương vững chắc hơn, phát triển tốt hơn. Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chiều cao.

Béo phì cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hạn chế chiều cao
Thế nhưng, có một điều đáng lo ngại là nhiều bà mẹ không biết hoặc thích con mình béo. Mới đây, theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khẩu phần ăn của trẻ em thành phố đang gia tăng thức ăn động vật, chất béo, đường ngọt cao gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh. Nếu như năm 2000, tỷ lệ thừa cân béo phì là 0,6% ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi thì nay đã tăng 5,6% vào năm 2015.
Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này hiện lên đến 10,8%, cao nhất cả nước, Hà Nội là 6,5%. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ thừa cân béo phì là do cha mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng. 30% số bà mẹ có con thừa cân nhưng không biết, 15% số bà mẹ con con thừa cân nhưng vẫn tiếp tục muốn con… tăng cân, để dự phòng sụt cân lúc ốm. Không chỉ bị hạn chế chiều cao, các trẻ thừa cân béo phì còn có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính không lây như: tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, một số loại ung thư.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.