4 đặc sản “giết người” nên từ bỏ trong dịp Tết

(PLO) - Có những món ăn là đặc sản ngày Tết được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng lại có nguy cơ gây hại sức khỏe vô cùng.
Tiết canh
Tiết canh là món ăn tươi sống được chế biến từ nguyên liệu là tiết động vật. Món ăn này rất phổ biến trong ẩm thực của người Việt Nam từ xưa đến nay.
 
Tiết canh là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền, nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống "đụng lợn" (tức là vài nhà chung nhau thịt một con lợn) và ăn tiết canh, lòng lợn trong bữa cơm tất niên.
Tuy nhiên, thói quen ăn món ăn này nên từ bỏ bởi tiết canh tuy ngon nhưng nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn trong nó thì quá lớn, có thể đưa người ăn đến những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: Mỗi bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Chưa kể, nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội.
Vài năm gần đây, số người mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh tươi sống ngày càng tăng. Khi một người bị nhiễm liên cầu lợn, diễn biến bệnh có thể xảy ra rất nhanh.
Chỉ sau khoảng 12 giờ sử dụng tiết canh, lòng lợn cơ thể có các biểu hiện: sốt, rét run, da nổi ban, sau đó người bệnh lơ mơ, li bì, hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da….và nguy cơ tử vong là rất cao.
Ngoài ra ăn tiết canh, người ăn còn có nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn vàng. Tụ cầu khuẩn vàng là loại vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm trong quá trình giết mổ.
Loại tụ cầu này chỉ trong vòng 4-5h có thể sinh ra nhiều độc tố thấm vào trong niêm mạc dạ dày , ruột và máu, tác động lên thần kinh… dẫn đến các triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không cấp cứu kịp, người bệnh có thể tử vong.
Ăn tiết canh còn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng máu và phá hủy các tổ chức phủ tạng, vi khuẩn Shigella... và tiềm ẩn nguy cơ mắc cúm gia cầm rất cao.
Trong tiết canh động vật còn có các loại virus gây viêm gan A với thời gian sau 28-30 ngày, gây viêm gan E sau 40 ngày.
Một loại vi rút nữa rất nguy hiểm đó là virus đường ruột (Polyo) gây ra bại liệt, tàn phế suốt đời. Virus Astro gây hủy hoại niêm mạc ruột, gây viêm dạ dày trên người….
Có không ít trường hợp ăn tiết canh nhiễm bị nhiễm giun, sán. Một trong những ký sinh trùng hay gặp nhất là sán lá gan, giun móc, giun xoắn.
Bệnh giun xoắn là bệnh nguy hiểm, gây sốt cao kéo dài, hậu quả có thể khiến người bệnh bị giảm thị lực, liệt chân tay...
Tiết canh lợn còn có thể gây nên bệnh sán não, bệnh nhân mắc sán lợn sẽ bị động kinh, co giật là do sán chèn lên não, làm tổn thương vùng não.
Như vậy, nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh từ tiết canh là rất lớn, tuy rằng với nhiều người món tiết canh là món khoái khẩu “nhìn ngon mắt, ăn ngon miệng” nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Không nên cho rằng lợn, gà, vịt ngan do nhà mình nuôi, đảm bảo mà chủ quan, ăn tiết canh và các món tươi sống không qua chế biến.
Các món tái
Bò, dê tái chanh, gỏi cá, nem chua… là những món ăn được xếp vào hàng thông dụng của người Việt nhưng lại có nguy cơ gây bệnh rất cao, thậm chí dẫn đến tử vong.
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá.
Với những món tái như gỏi, trứng giun sán vẫn sống trong miếng thịt và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể con người.
Sau đó, ấu trùng này sẽ nở thành giun sán và bắt đầu gây bệnh.
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Khi mắc bệnh này, bệnh nhân có thể bị đau bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn.
Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già).
Ngoài ra, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng ngày càng phổ biến.
Nem chua
Nem chua cũng là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích. Nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào.
 
Những vi sinh vật giúp nem chín phát triển trong nhiên liệu, trong lá gói. Những vi sinh vật này có hai nhóm có lợi và có hại. Quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.
Theo các chuyên gia, trong nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán.
Tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây nguy hiểm sức khỏe con người.
Các nhóm sinh vật gây bệnh có thể có trong nem chua phải kể đến như: Salmonella, Shigella, Ecoli, Colifome…
Trong quá trình ăn nem, nếu nem bị mốc, hoặc lá gói bị mốc tiếp xúc trực tiếp với nem không nên dùng, vì độc tố từ nấm mốc có thể đã truyền vào thịt. Tốt nhất nên nướng hoặc rán nem chua trước khi ăn.
Măng tươi
Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ.
 
Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai trẻ em hơn một tuổi.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...