3 giáo sư đầu ngành đã đến hỗ trợ miền Trung chống dịch Covid-19

Giáo sư đã thảo luận với Ban giám đốc bệnh viện và các bác sỹ trực tiếp theo dõi, điều trị cấp cứu bệnh nhân để nắm bắt tình hình
Giáo sư đã thảo luận với Ban giám đốc bệnh viện và các bác sỹ trực tiếp theo dõi, điều trị cấp cứu bệnh nhân để nắm bắt tình hình
(PLVN) - Ngay sau khi vào Huế, các Giáo sư đã thảo luận với Ban giám đốc bệnh viện và các bác sỹ trực tiếp theo dõi, điều trị cấp cứu bệnh nhân để nắm bắt tình hình diễn biến của các bệnh nhân, tình hình nhân lực, kỹ năng chăm sóc, cấp cứu người bệnh.

Trước diễn biến khó tiên lượng và trở nặng nhanh của một số bệnh nhân, với tinh thần huy động mọi nguồn lực để cứu chữa người bệnh, hạn chế thấp nhất người bệnh tử vong, quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch, chiều 13/8, Bộ Y tế đã cử thêm các chuyên gia hỗ trợ  Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

3 giáo sư được tăng cường đợt này là GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng; GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu- Giám đốc Bệnh viện Đại học Y tế Hà Nội.

Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, nơi tập trung nhiều các ca bệnh nặng của đợt dịch bùng phát trở lại. Các chuyên gia được tăng cường sẽ hỗ trợ đồng nghiệp tiếp tục nâng cao năng lực cấp cứu điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân có tiên lượng rất nặng.

Ngay sau khi vào Huế, chiều tối 13/8, các Giáo sư đã thảo luận với Ban giám đốc bệnh viện và các bác sỹ trực tiếp theo dõi, điều trị cấp cứu bệnh nhân để nắm bắt tình hình diễn biến của các bệnh nhân, tình hình nhân lực, kỹ năng chăm sóc, cấp cứu người bệnh.

Các Giáo sư cũng rất quan tâm thu thập thông tinh về tình hình trang thiết bị y tế, dụng cụ phòng hộ cá nhân, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế, cách bố trí buồng phòng, tình trạng sức khỏe và tâm lý của đội ngũ cán bộ y tế đã tham gia cấp cứu cho người bệnh gần 20 ngày liên tục mà chưa được về nhà.

Ngày 14/8, sau bữa ăn sáng vội vàng, các Giáo sư đã cấp tốc đến bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 20 km về phía Bắc để kịp tham gia giao ban đầu giờ sáng cùng các đồng nghiệp.

Với các thông tin đã nắm bắt từ buổi tối hôm trước, các Giáo sư bắt tay ngay vào quan sát kỹ hình ảnh bệnh nhân và các thông số theo dõi chức năng sống của bênh nhân như nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu… được truyền trực tiếp từ buồng bệnh ra màn hình lớn đặt tại phòng hành chính của Trung tâm.

Các giáo sư đã lật từng trang bệnh án, xem xét kỹ bệnh sử, các thông tin được mô tả trong bệnh án như các dấu hiệu lâm sàng , kết quả xét nghiệm, chụp tim phổi, chẩn đoán và việc áp dụng phương pháp điều trị theo phác đồ Bộ Y tế đã ban hành.

Các Giáo sư thảo luận, hội chuẩn với Bệnh viện từng ca bệnh nặng
Các Giáo sư thảo luận, hội chuẩn với Bệnh viện từng ca bệnh nặng 

Tiếp đó các Giáo sư đã thảo luận, hội chẩn trực tiếp từng ca bệnh và nhận định, Bệnh viện đã nỗ lực cứu chữa người bệnh, áp dụng, thực hiện đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có diễn biến trở nặng nhanh, trong đó có một số bệnh nhân đã tử vong là do bệnh nhân đã mắc nhiều bệnh nền nan y trong thời gian dài, suy kiệt, sức đề kháng kém. Việc các bệnh nhân nhiễm thêm COVID-19 đã làm tăng mức độ nặng của bệnh dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Các Giáo sư cũng đề nghị bệnh viện và các kíp trực cần nỗ lực hơn nữa, tổ chức theo dõi sát bệnh nhân, chỉ cần một chút mất cảnh giác là có thể gây hậu quả khó lường. Cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế trong theo dõi, điều trị  cấp cứu người bệnh trong đó quan tâm đến công tác chống nhiễm khuẩn, mở thông thoáng các cửa, đặt quạt gió ở hành lang thồi gió theo một chiều. Chú ý chăm sóc toàn diện, đủ dinh dưỡng cho người bệnh.

Làm việc với Khoa cấp cứu hồi sức nơi điều trị tích cực cho các bệnh nhân không mắc COVID-19 , các Giáo sư khuyến cáo và dặn dò chu đáo lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo Khoa và cán bộ y tế của khoa cần lưu ý thực hiện kiểm soát, sàng lọc, cách ly tốt để tránh lây nhiễm cho bệnh nhân, vì các bệnh nhân này đang rất nặng, nếu nhiễm thêm COVID-19 thì nguy cơ tử vong  trở bệnh nặng và dẫn đến tử vong rất cao.

Các Giáo sư cũng không quên đề nghị Bệnh viện cần có chế độ chính sách khuyến khích, động viên kịp thời cho nhân viên y tế. Ngoài chế độ theo quy định về phòng chống dịch của nhà nước, cần bổ sung thêm khẩu phần ăn, nước uống, sữa, quan tâm chăm lo về đời sống tinh thần cho cán bộ y tế, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.