Sáng nay gần 900.000 thí sinh bước vào môn thi đầu tiên

Thí sinh Cần Thơ trong buổi nghe phổ biến quy chế thi
Thí sinh Cần Thơ trong buổi nghe phổ biến quy chế thi
(PLVN) - Sáng 9/8, các sĩ tử trên cả nước bắt đầu thi môn Văn với thời gian làm bài 120 phút.

Thí sinh được nhận đề từ 7h30, bắt đầu làm bài từ 7h35, thí sinh sẽ có 120 phút để hoàn thành bài thi này. Là môn thi theo hình thức nghị luận duy nhất trong Kỳ thi năm nay. Những thí sinh chưa kịp làm thủ tục dự thi vào chiều qua (8/8) vẫn có thể đến điểm thi để làm thủ tục dự thi trước mỗi buổi thi.

Buổi chiều thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.

Trước khi vào phòng thi, thí sinh cần ghi nhớ tuyệt đối không mang những vật dụng không được phép vào phòng thi, đặc biệt là điện thoại. Cùng với đó, ghi nhớ những biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn…

Lịch cụ thể từng môn thi
 Lịch cụ thể từng môn thi

Theo số liệu từ Bộ GD&ĐT, có 866.946 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt tỷ lệ 96,3% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Số thí sinh không đến làm thủ tục dự thi là 32.229, chiếm tỷ lệ 3,58%; trong đó, tổng số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 26.168 chiếm tỷ lệ 2,91%.

Trước đó, trong buổi kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao sự chủ động của các địa phương trong việc đưa ra các giải pháp cho tình huống phát sinh trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh để chuẩn bị tốt cho tổ chức kỳ thi.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên ban chỉ đạo thi các địa phương phải cập nhật thường xuyên các trường hợp thí sinh F1, F2. Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các trường hợp thí sinh F1, F2 và thí sinh trong khu vực phải giãn cách xã hội, đều tổ chức thi sau.

Bộ trưởng lưu ý: “Cần tiếp tục rà soát các trường hợp thí sinh F1, F2. Dù đến ngày thi, nhưng nếu phát hiện những trường hợp thí sinh này, vẫn thống nhất để các em thi đợt 2”. 

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức 2 đợt thi hoàn toàn công bằng, do vậy, sẽ không giải quyết các trường hợp thí sinh F1, F2 hoặc trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh thi đợt 1. Thí sinh nếu phải thi đợt 2 hoàn toàn yên tâm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu, dù trong hoàn cảnh nào vẫn phải triển khai tổ chức thi nghiêm túc, đúng quy chế, nâng cao trách nhiệm của lực lượng thanh tra, giám sát. Đồng thời, chú ý ngăn ngừa, xử lý các gian lận, đặc biệt là gian lận do sử dụng thiết bị công nghệ cao.

“Cuối cùng, tôi đề nghị sau khi kết thúc công tác coi thi, cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị để triển khai chấm thi kịp thời, bảo đảm tiến độ, đúng quy chế và kế hoạch để ra. Tuyệt đối không để xảy ra sai sót, tiêu cực”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?