Sáng 03/9: Không ghi nhận ca bệnh nhiễm Covid-19, Việt Nam có 1.046 ca mắc
(PLVN) - Bản tin 6h00 sáng 3/9 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới. Hiện đang có hơn 63.000 người cách ly chống dịch.
Hình minh hoạ
Như vậy ítnh đến 6h00 ngày 03/9, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 63.651, trong đó số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 1.009; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 15.949; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 46.693.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tính đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 746 bệnh nhân COVID-19 trên tổng số 1.046 ca mắc. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 27 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 53 ca, số ca âm tính lần 3 là 37 ca.
Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 34 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Cũng theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, hiện 8 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, chiếm (3,1%) trong tổng số BN đang điều trị, trong đó số tiên lượng rất nặng là 5/8 trường hợp (2,0%) và tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào tăng lên 3 trường hợp (1,2%). Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng.
(PLVN) - Khoa Nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy mới gắp thành công dị vật là mảnh xương ống heo (dài 5 cm) bị bóng tim “che giấu” suốt 20 năm trong thành phế quản của bệnh nhân 50 tuổi ở Kiên Giang.
(PLVN) - Sau 1 tháng bị chó dại cắn, bé trai có các biểu hiện bất thường, được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới nhưng không cứu được.
(PLVN) - Ngày 26/5, Sở Y tế TP HCM có văn bản thông tin về lô vaccie COVID-19 đang tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi tại TP HCM hết hạn sử dụng ghi trên nhãn.
(PLVN) - Trước nhập viện 3 ngày, bệnh nhân N.M. D (sinh năm 1969, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) xuất hiện đau bụng thượng vị âm ỉ vùng hạ sườn phải, vàng da.
(PLVN) - Người bệnh T .T .S (70 tuổi), địa chỉ tại Đông Triều, Quảng nhập viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng nôn ra máu, hoa mắt chóng mặt nhiều.
(PLVN) -Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ngày 25/5 gửi văn bản đến các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
(PLVN) - Hiện nay ở nhiều địa phương trên cả nước đang trong giai đoạn chuyển mùa, phòng bệnh và phát hiện sớm các loại bệnh như thủy đậu, tay - chân - miệng, sốt xuất huyết… ở trẻ em là ưu tiên hàng đầu đối với ngành y tế các tỉnh.
(PLVN) - Thời tiết thay đổi khiến số lượng bệnh nhân nhập viện do các bệnh lý hô hấp ở Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai có xu hướng tăng rất cao, gấp 100-200% so với bình thường.
(PLVN) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không có bằng chứng cho thấy virus bệnh đậu mùa khỉ đã đột biến, một giám đốc điều hành cấp cao của cơ quan Liên hợp quốc cho biết hôm 23/5 và lưu ý rằng căn bệnh truyền nhiễm từng lưu hành ở Tây và Trung Phi này có xu hướng không thay đổi.
(PLVN) - Khí hậu đang chuyển mùa với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng, có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
(PLVN) - Đó là nội dung tại Công điện Bộ Y tế điện gửi Thành ủy trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
(PLVN) - Bộ Y tế vừa gửi Công văn đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
(PLVN) - Anh N.V.N, 34 tuổi, bị điện giật khi làm việc ở công trường, ngất xỉu, hôn mê và ngưng tim hai lần, được cứu sống nhờ phương pháp hạ thân nhiệt.