Rừng vầu Y Can, Yên Bái "khóc" trắng đồi

Hàng chục ha rừng vầu và các loại gỗ khác tồn tại hàng trăm năm nay tại xã Y Can, Trấn Yên, Yên Bái, bỗng dưng bị một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào chặt phá đến cạn kiệt. Rừng mất dần đi theo từng tháng và người dân địa phương phải chịu không ít hiểm họa...

Hàng chục ha rừng vầu và các loại gỗ khác tồn tại hàng trăm năm nay tại xã Y Can, Trấn Yên, Yên Bái, bỗng dưng bị một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào chặt phá đến cạn kiệt. Rừng mất dần đi theo từng tháng và người dân địa phương phải chịu không ít hiểm họa...

Theo bước thợ rừng

Khu rừng vầu nguyên sinh chỉ cách thôn Minh Am chưa đến chục cây số nhưng nói tới chuyện vào đó, người dân nào cũng lắc đầu: “Sợ bảo vệ công ty lắm (Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ sản xuất trồng rừng 327). Thấy người dân bén mảng đến là lôi thôi to”.

Con đường vào rừng vầu có cả đường dân sinh đã bị xe chở gỗ cày nát, biến dạng.Con đường vào rừng vầu có cả đường dân sinh đã bị xe chở gỗ cày nát, biến dạng.

Trước khi lên đường, một gã thợ rừng phải lấy ra hai bộ đồ đi rừng hằng ngày cho chúng tôi mặc vào để ngụy trang. Theo như lời họ thì trong rừng, bảo vệ và tai mắt của công ty rất nhiều. Thấy người lạ là kiểu gì cũng bị hỏi han đủ thứ. Nếu ai đó hỏi thì cứ bảo là cháu của bà L. xin đi lấy măng cùng.

Trên hai chiếc xe win cũ nát, chúng tôi ngược lên phía khu rừng vầu nguyên sinh của xã Y Can. Con đường vào khúc khuỷu, dốc lên dốc xuống gập ghềnh. Một gã thợ rừng kể: “Trước đây đường vào rừng dễ đi lắm. Sau này từng đoàn xe lớn, xe nhỏ vào chở vầu đã làm con đường biến dạng hoàn toàn. Ngày ngày, hàng chục, hàng trăm khối gỗ đủ loại bị đem ra khỏi rừng tìm nơi tiêu thụ”.

Những cánh rừng vầu nguyên sinh bị tàn phá trơ trụiNhững cánh rừng vầu nguyên sinh bị tàn phá trơ trụi

Đúng như lời gã nói, những đoạn đường đất nát bươm, hằn in bánh ô tô tải. Những cơn mưa rừng dầm dề khiến đường càng thêm lầy lội. “Khỏe” như những chiếc xe của cánh thợ rừng ở đây mà nhiều khi cũng đành dắt bộ.

Đi tầm chục cây số, chiếc xe khựng lại. Gã thợ rừng bảo, bây giờ có cố cũng không thể vào bằng xe máy được nữa.

Trước khi vào rừng, chúng tôi bỗng gặp hai người mặc trang phục như cánh thợ rừng chạy đến. Một gã thợ rừng ra hiệu cho chúng tôi bịt khẩu trang vào. Họ gặp nhau, dường như cũng có quen biết, nói với nhau những câu khó hiểu.

Những chiếc lán tạm được dựng lên, vừa là nơi ở cho những người phá rừng, vừa là nơi nuôi chó để cảnh giới.Những chiếc lán tạm được dựng lên, vừa là nơi ở cho những người phá rừng, vừa là nơi nuôi chó để cảnh giới.

Sau khi hai người kia đi khuất, tay thợ rừng đi cùng chúng tôi mới giải nghĩa. Những người kia hỏi chúng tôi là ai, họ bảo là người nhà từ dưới xuôi lên chơi. “Giờ lâm tặc với người dân lẫn lộn. Chúng tôi dù biết nhau nhưng cẩn thận vẫn hơn”.

Tận sát rừng nguyên sinh

Cứ như thế, chúng tôi leo dốc tầm mấy km thì thấy cảnh hoàn toàn khác mường tượng về rừng vầu bạt ngàn. Thực tế là hình ảnh trơ trụi của những ngọn đồi mà cây cối gần như bị tận sát.

Rừng vầu bị tàn phá.Rừng vầu bị tàn phá.

Đi vào sâu, đồi nối tiếp đồi trơ trụi. Leo lên cao, nhìn xuống chỉ thấy xác vầu phơi trắng những ngọn đồi.

Trên đường đi, chúng tôi gặp rất nhiều ngôi lán được dựng tạm bợ lưng chừng đồi. Thợ rừng bảo, đây là những ngôi lán dựng lên để những người dân bản địa hoặc người nơi khác đến chặt vầu ở tạm.

Từ một khu đồi vầu nhìn xuống, có một lán dựng rất nhiều xe máy, vẳng tiếng chó sủa. Gã thợ rừng bảo: “Họ cảnh giác với người lạ lắm. Những con chó họ nuôi cũng để cảnh giác với người lạ".

Càng đi sâu vào trong rừng, không chỉ vầu, các loại gỗ khác cũng bị đốn đổ, nằm ngổn ngang. Tiếng cưa, tiếng chặt vang động cả khu rừng.

Liền ngay khoảng đồi trọc chỉ còn trơ lớp đất cằn lẫn bụi đen bị đốt quang dọn sạch là màu xanh ngút ngàn của cánh rừng vầu chưa bị “động tới”. Những thân cây vầu có đường kính bằng bắp đùi mọc ken dầy, lớp nọ nối lớp kia. Xen kẽ với vầu là những cây gỗ dẻ thẳng tắp có đường kính 20-30 cm.

Những chiếc xe vẫn ra vào, mang theo hàng chục, hàng trăm khối gỗ mỗi ngày. Chẳng bao lâu nữa, khu rừng chắn lũ của người dân xã Y Can có lẽ chỉ còn trong chuyện kể.Những chiếc xe vẫn ra vào, mang theo hàng chục, hàng trăm khối gỗ mỗi ngày. Chẳng bao lâu nữa, khu rừng chắn lũ của người dân xã Y Can có lẽ chỉ còn trong chuyện kể. 

Đây là vài ha vầu hiếm hoi sót lại nhưng cũng đã bị đưa vào “tầm ngắm” của lâm tặc.

Người dẫn đường tiếp tục đưa chúng tôi đến nơi tập kết gỗ. Rất may là mấy hôm nay trời mưa, gỗ chưa đưa được ra ngoài nên không có người ở trong lán canh. Hàng trăm khúc gỗ cắt sẵn nằm la liệt chỉ chờ trời nắng sẽ vận chuyển ra ngoài.
Đang mải mê chụp ảnh thì có tiếng chó sủa vang, một người đàn ông với vẻ mặt hầm hè tiến về phía chúng tôi. Tôi đã kịp nhét máy ảnh xuống chiếc ủng và rẽ ngược sang đường khác. 
(Còn nữa)
Mộc Lan

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

Gia Lai: Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi rồi gây tai nạn giao thông, người mẹ lãnh án

Bị cáo Rơ Mah Pil tại phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 27/3, TAND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, trú tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai, mẹ của Rơ Mah Tinh) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình sự.