Kỳ bí chuyện 'Bà chúa trầm hương' và nghi lễ cúng 13 mâm cỗ

Tượng Nữ thần Thiên Y A Na
Tượng Nữ thần Thiên Y A Na
(PLO) -Có những người bỏ cả cuộc đời để đi tìm trầm với mộng “đổi đời” nhưng rồi lại bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Có những phu trầm “trúng mánh” được số tiền đến vài chục tỉ đồng, nhưng cũng không giữ được lâu.

Từ bao đời nay trong thế giới của những người phu trầm vẫn truyền tai nhau những câu chuyện về Nữ thần Thiên Y A Na - “Bà chúa trầm hương”. Kẻ nào được “hưởng lộc” của Nữ thần mà phạm vào những điều cấm kỵ thì dù có đang là tỉ phú thì cũng sớm “mất lộc” và rơi vào cảnh trắng tay...

Đối với những phu trầm, khi đến một vùng đất mới, họ phải tổ chức một phần lễ nghi hết sức huyền bí để cúng Nữ thần Thiên Y A Na. Theo quan niệm của những người đi tìm trầm thì chỉ có cách cúng nữ thần này thì mới may mắn tìm được trầm, còn thiếu nghi lễ này thì không những về tay không mà có khi bị “ma rừng” bắt...

Truyền thuyết “Bà chúa trầm hương”

Nhắc đến ông Nguyễn Quả (SN 1955) thì không ai ở thôn Phú Cang 2 (xã Vạn Phú, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) không biết. Ông Quả là người gắn liền với nghề phu trầm từ nhỏ. Ngay đầu câu chuyện, ông đã khẳng định: “Người trong nghề kỵ nhất là phạm phải thánh thần, nhất là những người đi tìm trầm như chúng tôi thì càng phải tín ngưỡng hơn. Ở trong rừng nếu không có Nữ thần bảo vệ thì cũng không biết có toàn mạng trở về hay không chứ đừng nói đến chuyện đổi đời”. 

Vị Nữ thần đó có tên là Thiên Y A Na (theo tiếng Chăm là Poh Nahga) được sinh ra từ bọt biển và ánh sáng ở ngoài biển khơi. Thuở xưa ở núi Đại An (nay thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có cặp vợ chồng già nhưng hiếm muộn con ngày ngày trồng dưa ở triền núi. Nhưng mỗi khi dưa chín được trái nào thì lại mất trái đó.

Sau một thời gian dài, hai vợ chồng ông bắt hoài nghi và tìm cách bắt tên ăn trộm. Đúng như suy đoán của hai vợ chồng ông lão, tối hôm đó lúc đang canh dưa thì phát hiện một cô bé xinh đẹp đến hái trộm dưa trong vườn. Lúc này ông lão mới chạy đến bắt quả tang. Nhưng vì thấy cô bé còn nhỏ, xinh xắn nhưng lại không có cha mẹ, nên hai vợ chồng già đem về nhà nuôi và xem như con đẻ của mình.

Một hôm bỗng trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô gái lấy đá chất thành 3 hòn non bộ giả, rồi lấy hoa lá cắm lên trên đó cho vui. Thấy cô bé chơi trò không hợp với lứa tuổi nên ông lão rầy la. Trong lúc buồn, chợt thấy khúc kỳ nam theo dòng nước trôi đến, cô gái liền hóa thân vào khúc kỳ nam kia để cho sóng dạt ra khơi vào cập vào đất Trung Hoa. Hương thơm từ khúc kỳ nam tỏa ra ngào ngạt khiến cho nhiều người hiếu kì tìm đến xem. Nhưng lạ thay, dù hàng tá người hợp sức lại cũng không thể nhấc nổi khối kỳ nam qúy. 

Nghe thấy chuyện lạ, Thái tử Bắc Hải tìm đến xem, khi Thái tử thử cầm khúc kỳ nam lên thấy nhẹ tênh, nhấc lên không gặp trở ngại gì nên đưa về cung đình. Đến một đêm trăng sáng, thái tử vô tình thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần hiện ra từ khúc kỳ nam đặt trên giá.

Thái tử vội chạy đến ôm chầm lấy nàng và sau đó xin với đức vua được cưới nàng làm vợ. Người con gái hiện thân từ khúc kỳ nam sau thời gian chúng sống trong cung điện lộng lẫy, một hôm nàng bỗng nhớ đến cha mẹ nuôi ở xứ Đại An nên đã hóa thân vào khúc kỳ nam để thả trôi trên biển tìm về với quê nhà.

Khi ngang qua vườn dưa cũ, mọi thứ vẫn còn đó nhưng hai vợ chồng ông lão đã qua đời từ lúc nào. Quá đau buồn trước sự ra đi của cha mẹ nuôi, Thiên Y A Na đã nhỏ lệ khóc thương, rồi sau đó xây đắp mộ tử tế cho hai người. Để trả ơn cho mảnh đất đã cưu mang nàng suốt thời gian qua, Thiên Y A Na đã dùng tay hóa phép thành 4 cây trầm hương quý, trấn 4 hướng ở mảnh đất Khánh Hòa, rồi sau đó cưỡi hạc bay về trời. 

Cũng theo như lời ông Quả cho biết, 4 cây trầm quý đó đến nay vẫn còn, nhưng được các “linh vật” canh gác cẩn thận nên không người nào có thể nhìn thấy được: 1 cây ở Đổng Bò (Thành phố Nha Trang) trấn ở phía Nam; 1 cây ở Hòn Bà (thuộc huyện Ninh Hòa) trấn ở phía Bắc; 1 cây ở Hòn Dữ (thuộc huyện Diên Khánh) trấn ở phía Tây và 1 cây ở Suối Ngô (huyện Duyên Khánh) trấn ở phía Đông.

Một khối trầm hương
Một khối trầm hương

Nghi lễ 13 mâm cỗ cúng

Không chỉ những phu trầm ở thôn Phú Cang 2, mà tất cả những người đã bước chân vào nghề “địu” là phải biết đến những tín ngưỡng này. Bởi họ luôn tin rằng dù ở đâu đi chăng nữa thì cây trầm hương cũng là hóa thân của Nữ thần Thiên Y A Na.

Hơn nữa, con đường của những phu trầm thường thăm thẳm hiểm nguy vì phải sống trong những khu rừng âm u một thời gian dài. Những người phu trầm rất thận trọng tránh những sơ xuất mạo phạm đến thần thánh. 

Dân đi “địu” ngoài việc chọn Bầu trưởng (người dẫn đầu nhóm phu trầm), phải chọn những người hợp tuổi để đi cùng nhóm với nhau. Một nhóm khoảng 7-15 người tùy vào từng đoàn. Bầu địu thường là những người có kinh nghiệm lâu năm, biết cách điều hành nhóm và quan trọng nhất là phải thuộc các nghi lễ trước khi vào khai thác trầm. Sau khi đã chọn được đầy đủ các thành viên ưng ý, Bầu trưởng sẽ chọn ngày lành tháng tốt để xuất quân.

Vì trầm hương mang bản chất linh thiêng của núi rừng, nên các phu trầm thường chay tịnh 3 ngày trước khi lên đường. Công việc chuẩn bị cũng hết sức phức tạp, mỗi thành viên phải chuẩn bị những vật dụng cá nhân như cuốc, xẻng, thức ăn, nước uống và võng nằm ra còn phải mang theo những vật dùng để “cúng rừng” theo sự phân công của Bầu địu.

Và người được cử mang theo tượng của Nữ thần Thiên Ya Na thường phải chuẩn bị kĩ hơn, người này sẽ phải làm lễ “thỉnh tượng” từ tay các thầy mo có tiếng tăm trong làng về nhà mình. Rồi sau đó sẽ lau chùi sạch sẽ, bỏ vào lồng kính một cách trang nghiêm như thờ cúng tổ tiên.

Dân đi trầm thường tâm niệm rằng các con vật trong rừng đều là hóa thân của thần thánh nên phu trầm rất kiêng gọi tên trực diện mà thường nói trại (chệch) sang một số tên gọi khác. Ví như con cọp thì gọi thành “ông Thầy”; rắn thì được gọi là “cô dài”, trăn thì gọi là “ngựa bà... Bởi sợ Nữ thần quở phạt nên đa số những phu trầm thường hạn chế ăn thịt, kiêng kị nhất là thịt kì đà (sợ xui xẻo) và thịt trăn, rắn (vì đây là vật giữ cửa của Nữ thần). 

Sau khi đã đi đến được khu rừng, Bầu địu sẽ tìm một bãi đất trống sạch sẽ, sau đó bảo những người trong nhóm đặt đồ cúng lên trên tấm thảm mỏng trải dưới nền đất. Sau khi đốt nhang xin phép “thần rừng” thì mọi người bắt đầu dựng trại để nghỉ ngơi qua đêm.

Tờ mờ sáng hôm sau, tất cả phải thức dậy để chuẩn bị làm lễ cúng trang trọng trước khi vào rừng. Điều đáng chú ý đối với những người dân địu là lễ cúng của họ phải đầy đủ 13 mâm và chủ yếu được cúng bằng đồ chay. Sau đó, mọi người lựa chọn những hòn đá vuông vén để đặt những đồ cúng lên trên và Bầu địu có trách nhiệm sắp xếp giấy bạc để chuẩn bị cúng.

Lễ phải chia thành 13 mâm và mâm cúng dành cho “Bà cậu hai” (tên gọi của dân “địu” dùng để chỉ Nữ thần Thiên Y A Na) là lớn nhất, đặt ở chính giữa và cao nhất so với các mâm còn lại. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, áo quần tươm tất, Bầu trưởng sẽ tiến hành lễ cúng. 

Theo lời ông Quả kể, nghi lễ này thì chỉ những phu trầm thực thụ mới biết, những phu trầm đời sau cũng thực hiện nghi lễ nhưng với cách thức đơn giản hơn. Nội dung của nghi lễ này là cầu mong Nữ thần ban cho phước lành để dân “địu” may mắn trúng được loại trầm quý. Hơn nữa, ở trong rừng sâu núi thẳm này có rất nhiều những “linh thú” của Nữ thần nên phải làm lễ cầu xin sự bình an cho mỗi người.

Nếu người nào may mắn tìm được trầm hương thì phải làm lễ tạ ơn Nữ thần, không những vậy, họ còn phải sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán trầm vào đúng việc, đúng chỗ. Nếu phạm vào điều này thì sớm muộn cũng sẽ bị Nữ thần trách phạt...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.