“Mẹ ơi, con sẽ đỗ Thủ khoa”

“Nhà nghèo, không có nhiều điều kiện đầu tư cho việc học như các bạn đồng trang lứa, nhưng ngay từ đầu, em đã đặt mục tiêu đỗ thủ khoa và em tin nếu có ý chí thì mình sẽ làm được”, Lê Tấn Danh - thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ.

“Nhà nghèo, không có nhiều điều kiện đầu tư cho việc học như các bạn đồng trang lứa, nhưng ngay từ đầu, em đã đặt mục tiêu đỗ thủ khoa và em tin nếu có ý chí thì mình sẽ làm được”, Lê Tấn Danh - thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng chia sẻ.

Danh đạt tổng điểm 3 môn thi 29,5 đ (đã làm tròn -PV), lần lượt các môn thi Toán: 9,5 điểm, Hoá: 9,75 và Vật lý: 10, cùng đỗ thủ khoa với thí sinh Hồ Quý Phương (Đà Nẵng).
“Mẹ ơi, con sẽ đỗ Thủ khoa” và đến hôm nay Danh đã thực sự là... Thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng. (Ảnh: Thủ khoa Lê Tấn Danh và mẹ)
“Mẹ ơi, con sẽ đỗ Thủ khoa” và đến hôm nay Danh đã thực sự là... Thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng. (Ảnh: Thủ khoa Lê Tấn Danh và mẹ)

“Các anh chị đỗ Thủ khoa được, thì em cũng sẽ cố gắng”

 

Năm trước, xem truyền hình địa phương, thấy có một cậu học trò ở Quảng Nam , nhà cũng nghèo như nhà mình mà đỗ thủ khoa đại học. Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ của thủ khoa Lê Tấn Danh tắc lưỡi: “Phải chi sang năm thằng Danh nhà mình cũng đỗ thủ khoa được như ri hè”. Mẹ chỉ nói chơi cho vui nhưng Danh lại nói chắc: “Mẹ ơi, mẹ tin đi, sang năm con sẽ đỗ thủ khoa. Con sẽ cố gắng được như anh đó”.

 

Với  thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi, từng đạt danh hiệu học sinh giỏi Toán, Tin cấp tỉnh, cậu học trò trường PTTH Sào Nam (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) hoàn toàn có nền tảng để đặt mục tiêu. Danh tâm sự: “Em biết gia đình khó khăn. Ba má vẫn nghĩ em thi đỗ đại học là mừng lắm rồi chứ dễ chi mà đỗ thủ khoa. Nhưng, vẫn có những anh chị gia đình khó khăn vẫn đỗ đầu vào đại học, thì em cố gắng cũng sẽ làm được”. Vậy là suốt năm học lớp 12, Danh vùi đầu vào sách vở.

 

Nhà không có máy tính, điểm đến thường xuyên của Danh là tiệm Internet để lên mạng tìm giải các bài tập trắc nghiệm tại chỗ. Bài nào khó, Danh lại sao in về nhà luyện giải. Mẹ cứ “cằn nhằn” Danh suốt ngày xin tiền mẹ ra quán “net” rồi mua sách vở. Nhưng “vì nhà không dư giả nên mẹ cằn nhằn vậy thôi chứ em biết rồi mẹ sẽ cho”. Biết khó, những sách cần lắm em mới mua, không thì mượn bạn bè.

 

Mấy năm học lớp 10, lớp 11, ba đi làm thợ mộc tận ngoài Đà Nẵng, dăm bữa nửa tháng mới về nhà một lần, anh trai đi học đại học xa nhà, mẹ thì chăm em gái út còn nhỏ tháng tuổi, một tay Danh nuôi bò, nuôi gà, nuôi cả thỏ, chăm sóc dàn bí, ruộng lúa trước nhà để “tăng gia sản xuất” phụ ba mẹ lo tiền chợ búa, rồi tiền gửi anh trai ăn học. Nhưng sang năm lớp 12, quyết chí đỗ đại học, Danh chỉ làm ruộng, thả bò, còn lại thì bán hết cả gà, cả thỏ để dồn thời gian tập trung cho việc học.

 

“Em đi ngủ rất sớm, chưa bao giờ thức quá 10h đêm nhưng 3h sáng, em đã dậy học bài rồi. Vì ngủ một giấc dậy sẽ học minh mẫn hơn. Cứ vậy, ngày nào em cũng chỉ đến trường rồi về nhà. Xong việc nhà là lao vào học. Em tin mình đỗ cao vì ôn tập rất kỹ lưỡng và giữ được tâm lý bình tĩnh trong giờ làm bài thi. Vào 2 kỳ thi thử cuối năm trước khi thi đại học em cũng đỗ nhất, nhì trường nên càng thấy tự tin”, cậu bạn thành thật chia sẻ.

 

Ngày nghe tin bạn bè đọc báo thấy nói Danh đỗ thủ khoa, Danh mừng và thầm nghĩ “Vậy là mình làm được rồi”.
 
Cậu học trò nghèo như Danh ngoài giờ học phải chăn bò, trồng cây... phụ giúp bố mẹ
Cậu học trò nghèo như Danh ngoài giờ học phải chăn bò, trồng cây... phụ giúp bố mẹ

 

Chưa dứt niềm vui đã bộn bề nỗi lo

 

Khi chúng tôi lần tìm đến nhà Danh, hỏi thăm, mẹ Danh nói rất vui nhưng rất thật: “Thủ khoa đi chăn bò rồi nhà báo ơi. Ở ngoài ruộng kia kìa”. Băng một quãng đê mới thấy thấp thoáng bóng dáng nhỏ gầy của cậu học trò đang trông bò. Danh nở nụ cười tươi, hiền lành “Học trò quê em là rứa. Từ nhỏ đã thạo việc nhà nông, phụ giúp ba mẹ những việc nhẹ nhàng như vậy rồi”.

 

Đặt chân vào căn nhà cấp bốn của thủ khoa Danh, bên trong chỉ có bộ bàn ghế tiếp khách đã ngã màu thời gian, một chiếc xe đạp- bạn đường mỗi ngày theo Danh đi rồi về mỗi bận 10 cây số từ nhà đến trường rồi 10 cây số từ trường về nhà. Chúng tôi lặng người nể phục ý chí của cậu học trò nghèo, khó khăn, thiếu thốn đủ bề mà đỗ thủ khoa, càng thấu hiểu nỗi lo của em và gia đình. “Đỗ đại học rồi nhưng ba mẹ làm sao lo nỗi cho mình đi học đây”. Cái điều Danh “lo lo trong bụng” cũng là nỗi thao thức của ba mẹ Danh. Gia đình thuần nông, bán mấy con gà, mấy quả mướp vườn, hoạ hằn chỉ đủ lo cơm ngày hai bữa. Mấy năm nay, anh trai Danh đỗ đại học rồi đi học xa nhà tốn kém đủ bề. Ba mẹ đã chạy vạy vay đủ đường lo cho anh trai ăn học. Ở nhà, mẹ dành dụm ít tiền cho Danh mua sách vở tự học thêm ở nhà đã khó khăn. Huống chi, giờ lại tới phiên Danh đỗ đại học, sẽ như anh trai, tốn kém đủ bề.

 

Mẹ Danh cắn môi: “Người ta chỉ mong con cái học hành đỗ đạt là mừng như Tết nhưng mình thì mừng đó rồi lo. Lo là lo nhưng vợ chồng tôi đã quyết có chạy vạy khó khăn cũng lo cho con ăn học tới cùng. Có cái chữ hy vọng mai sau, con nó không nghèo như mình nữa. Mấy năm thằng anh vào đại học tới giờ đã chạy vay Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ sinh viên khó khăn 16 triệu đồng. Bây giờ lại tĩnh cách lo thêm cho Danh học đại học nữa. Thật sự bây giờ cũng chưa biết bấu víu vào đâu để tính chuyện lo cho con ăn học đến nơi đến chốn”.
“Hai anh em cùng vào đại học là hai gánh lo nặng trĩu đối với một gia đình thuần nông như nhà Danh
“Hai anh em cùng vào đại học là hai gánh lo nặng trĩu đối với một gia đình thuần nông như nhà Danh
 
“Thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng 2009 tin là nếu mình có ý chí mình sẽ vượt được qua mọi khó khăn
“Thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng 2009 tin là nếu mình có ý chí mình sẽ vượt được qua mọi khó khăn

 

Một quãng im lặng giữa cuộc trò chuyện đang rộn rã tiếng cười của chúng tôi, gia đình Danh và cả láng giềng, dường như ai cũng nén tiếng thở dài sau cái nhìn quanh. Nhưng ánh mắt cậu học trò nghèo lại sáng lên ý chí: “Bây giờ chưa biết tính răng nhưng em sẽ cố gắng đủ cách để được học đến cùng. Em vẫn tin là có ý chí mình sẽ làm được.”.

 

Mong rằng em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ theo đuổi con đường học vấn. Và chúng tôi thầm tin, với thành tích học tập nổi bật đáng nể của Danh, sẽ có nhiều tấm lòng hướng về cậu học trò nơi quê nghèo đất Quảng vừa đỗ ngôi thủ khoa đại học.

Theo Dân trí

Nhắn tin NHANH, nhận điểm SỚM NHẤT:

Tra điểm thi, soạn ADT Sốbáodanh gửi 998, ví dụ soạn ADT BKAA04696 gửi 998

Tra xếp hạng, soạn ACT Sốbáodanh gửi 998, ví dụ soạn ACT QHTA04528 gửi 8399

Tra điểm chuẩn, soạn ADC Mãtrường gửi 998, ví dụ soạn ADC XDA gửi 998

Dự đoán Đậu hay Trượt, soạn DC Sốbáodanh gửi 8599, ví dụ soạn DC TLAA11276 gửi 8599

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.