Quyết tâm bảo đảm hoàn thành chất lượng cao, khối lượng lớn các công việc về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Bộ Tư pháp kịp thời triển khai các nhiệm vụ lấy ý kiến Nhân dân theo Kế hoạch 1355.
Bộ Tư pháp kịp thời triển khai các nhiệm vụ lấy ý kiến Nhân dân theo Kế hoạch 1355.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 7/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch của Bộ về việc tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị. 

Nhiệm vụ quan trọng nhưng rất nặng nề của Bộ Tư pháp

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, Bộ Tư pháp đã tham gia từ sớm, từ xa các công việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 và sớm ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp ngay từ ngày 28/4/2025 (Quyết định số 1355/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013). Ngày 5/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 194 nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với phạm vi sửa đổi tập trung vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.

Thứ trưởng cho biết, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã công bố tài liệu lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp. Ngày 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương. Theo phân công của Chính phủ, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp rất nặng nề (trong đó có xây dựng 2 Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp chung). Theo đó, Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi phân công (công tác tuyên truyền, phổ biến, truyền thông; tổng hợp xây dựng báo cáo...). Đơn vị chính chủ trì nhiều nhiệm vụ là Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp thực hiện và tổ chức triển khai lấy ý kiến tại đơn vị.

Vì vậy, Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ Tư pháp kịp thời tổ chức Hội nghị này để triển khai Kế hoạch của Bộ Tư pháp nhằm quán triệt chung các đơn vị thuộc Bộ về triển khai Kế hoạch 1355, bảo đảm triển khai sớm, quyết liệt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Nguyễn Thị Hạnh báo cáo tình hình triển khai và hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến ở các đơn vị thuộc Bộ.

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Nguyễn Thị Hạnh báo cáo tình hình triển khai và hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến ở các đơn vị thuộc Bộ.

Báo cáo tình hình triển khai và hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến ở các đơn vị thuộc Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Nguyễn Thị Hạnh cho biết tình hình triển khai nhóm các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến. Trong đó, có 02 nhiệm vụ đã hoàn thành: Xây dựng văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Có 02 nhiệm vụ đang triển khai: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến; Hướng dẫn, đôn đốc.

Đồng thời, có 03 nhiệm vụ sẽ thực hiện: Tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; Tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết; Tham mưu, chuẩn bị ý kiến của Chính phủ, Đảng ủy Chính phủ về dự thảo Nghị quyết khi được yêu cầu.

Về nhóm nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến trong Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật hình sự hành chính đã xây dựng văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ. Các nhiệm vụ khác sẽ tiếp tục triển khai như tổ chức công tác truyền thông; tổ chức lấy ý kiến tại đơn vị thuộc Bộ; đôn đốc, tổng hợp xây dựng Báo cáo của Bộ Tư pháp; tham mưu, chuẩn bị ý kiến cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp với vai trò là Ủy viên Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bà Hạnh đề nghị, các đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến tại đơn vị. Không tổng hợp ý kiến cá nhân của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (cá nhân góp ý trên VNeID, Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến các cơ quan).

Sau khi nghe Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính báo cáo tình hình triển khai và hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến ở các đơn vị thuộc Bộ, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đã báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm triển khai Kế hoạch 1355.

Theo đó, Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Xuân Quý cho biết, Văn phòng Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp luật hình sự hành chính trong triển khai Kế hoạch. Văn phòng Bộ cũng đã lập nhóm gồm lãnh đạo Văn phòng và đại diện các phòng, ban tham gia vào nhiệm vụ quan trọng này.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Trần Thị Phương Hoa khẳng định, Tổng cục đã soạn thảo ban hành văn bản hướng dẫn để lấy ý kiến trong hệ thống Thi hành án dân sự, sẵn sàng triển khai nhiệm vụ và kỳ vọng hoạt động của hệ thống Thi hành án sẽ góp phần lan tỏa công tác lấy ý kiến Nhân dân tại địa phương.

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý Tô Thị Thu Hà cho biết, Cục đã phối hợp với Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương gửi văn bản ngày 6/5 đến các Hội đồng tại địa phương. Bà Hà đề nghị đơn vị chủ trì (Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính) cung cấp các nội dung để truyền thông kịp thời.

Phải có quyết tâm chính trị cao

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận một số đơn vị thuộc Bộ rất chủ động, quyết liệt thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, đề nghị các đơn vị cần có quyết tâm chính trị cao để thực hiện chất lượng các nhiệm vụ được giao trong tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp lần này.

Các đơn vị cần tiếp tục chủ động tham mưu, triển khai hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ được giao; nhanh chóng thực hiện Kế hoạch của Bộ để tổ chức lấy ý kiến trong các đơn vị, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm tiến độ, chất lượng, tiết kiệm với các hình thức thích hợp, đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ trưởng nhấn mạnh, các công chức, viên chức, ngoài việc tham gia trong tập thể, có thể thể hiện ý kiến cá nhân (nhất là qua ứng dụng VNeID). Nâng cao vai trò, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Bộ trong việc tham gia góp ý dự thảo Nghị quyết.

Thứ trưởng lưu ý, hồ sơ lấy ý kiến đã được công bố. Khi lấy ý kiến tại đơn vị, các Thủ trưởng đơn vị xác định quan điểm chỉ đạo và mục đích, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này, đặc biệt là thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị; việc sửa đổi Hiến pháp đặt dưới sự chỉ đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng. Các đạo luật liên quan (nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy) đang được sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9. Các đơn vị xác định phạm vi sửa đổi Hiến pháp lần này chỉ là 8/120 điều, tập trung vào các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị hành chính, chính quyền địa phương.

Một lần nữa nhắc nhở các đơn vị là nhiệm vụ được giao cho Bộ Tư pháp rất nặng nề - giúp Chính phủ tổng hợp, xây dựng 2 báo cáo quan trọng (Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo tổng hợp chung), Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị, nhất là Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính tập trung toàn lực cho nhiệm vụ quan trọng này. Thời gian ngắn, gấp, khối lượng công việc lớn nhưng phải đạt yêu cầu cao về chất lượng.

Cho rằng kết quả và chất lượng tổng hợp ý kiến có vai trò quan trọng để Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp tiếp thu, chỉnh lý, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Đề cao vai trò của Nhân dân trong những vấn đề hệ trọng của đất nước

UBTƯ MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy đã ký ban hành Báo cáo Kết quả lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết).

Hơn 51 triệu ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: mattran.org.vn)
(PLVN) - Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 1 trong số 51 cơ quan, Bộ, ban, ngành, địa phương gửi báo cáo việc lấy ý kiến Nhân dân tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp đúng hạn theo Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013: Phát huy dân chủ, hoàn thiện nền tảng pháp lý cao nhất

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 30/5, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam cùng chủ trì Hội nghị.

Bộ Tư pháp đang nỗ lực cao nhất bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được giao về sửa đổi Hiến pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) Có 02 nhiệm vụ Bộ Tư pháp được giao là tổ chức lấy ý kiến trong phạm vi Bộ Tư pháp và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã rất khẩn trương tiến hành các công việc nói trên. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh xung quanh các vấn đề này.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, nguyên Phó Ban Biên tập Hiến pháp 2013, đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội trong Hiến pháp mà quy định trong luật hoặc nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phân cấp, phân quyền rõ ràng là bước đột phá trong cải cách thể chế

Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn. Từ góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) – đã chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam về những đột phá cần thiết trong phân cấp – phân quyền, cơ chế giám sát của HĐND, cũng như trách nhiệm phản biện chính sách từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước.

Bộ Tư pháp khẳng định vai trò “đầu tàu" trong tổ chức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 vào ngày 14/5/2025 vừa qua.
(PLVN) -Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư pháp đã chủ động vào cuộc từ sớm, quyết liệt từ đầu,triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đến nay, các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã hoàn tất việc tổng hợp ý kiến góp ý.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Kiến tạo nền tảng pháp lý cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiện đại và hiệu quả

TS. Lê Trung Kiên.
(PLVN) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiện đại. Theo TS. Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, Hiến pháp cần được sửa đổi trước, làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy và xây dựng nền công vụ mới, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.

Gần 100% ý kiến tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các Điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp. (Ảnh trong bài: Quang Vinh).
(PLVN) -  Chiều 20/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam (dự thảo Nghị quyết).

Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đảm bảo chất lượng, chính xác, khách quan

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Hạnh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 21/5, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Hạnh đã chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo Tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đại diện các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp tham gia cuộc họp.

Cụ thể hóa quyền trình dự án luật, pháp lệnh của Mặt trận

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN
(PLVN) -Ngày 16/5/2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Tại hội nghị góp ý nhiều quan điểm đề cập đến nội dung của Khoản 2 Điều 9 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Hà Nội: Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 16/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì hội nghị.